Động cơ tăng trưởng kinh tế tiếp theo của châu Á

Một thế hệ mới của các nhà sản xuất đã sẵn sàng để định hình thế kỷ 21 tại châu Á. Điều này được hiện thực hóa bởi hoạt động tiêu dùng, những thay đổi trong lựa chọn của người tiêu dùng, cũng như một nền văn hóa của chất lượng và sự đổi mới. Một nghiên cứu về các xu hướng quan trọng, bao gồm các công nghệ mới nổi như trí tuệ nhân tạo AI, giúp giải thích tại sao điều này lại xảy ra.

Ngành sản xuất ở châu Á đang phát triển với tốc độ nhanh chóng. Trung Quốc vẫn duy trì được vị thế vững mạnh của mình, trong khi đó, sự tăng giá trong chi phí lao động đã mở ra cơ hội cho các trung tâm mới nổi như Malaysia, Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia và Việt Nam, những quốc gia mà Deloitte nhận định là "bộ ngũ hùng cường" (MITI-V).

Việt Nam, sở hữu mức chi phí thấp và môi trường chính sách công thuận lợi, đang dẫn đầu trong công cuộc tận dụng nguồn lao động chi phí thấp, tốc độ sản xuất nhanh lẹ và khả năng tăng tưởng kinh tế.

Trên thực tế, Viện Brookings đã lập luận rằng những quốc gia đang phát triển có nhiều điều để học hỏi từ thành công của ngành sản xuất Việt Nam. Ước tính 1,5 triệu việc làm mới được tạo ra trong ngành sản xuất chỉ trong giai đoạn 2014-2016.

Không còn thời gian để chờ đợi

Ngay cả với những thành tựu này, ngành sản xuất đang trên đà tăng trưởng vượt bậc của Việt Nam cũng không thể chấp nhận rủi ro khi ngồi chờ trên chiến thắng. Với môi trường cạnh tranh khốc liệt và chuỗi cung ứng phức tạp hơn bao giờ hết, các nhà sản xuất đang chịu áp lực lớn nhằm tăng năng suất, giảm lỗi sản xuất và phát hiện ra những lĩnh vực mới có lợi thế cạnh tranh.

Duy trì sự tăng trưởng trong quá trình đổi mới lâu dài sẽ là vô cùng cần thiết. Để tiến về phía trước, các doanh nghiệp cần tận dụng công nghệ học máy (machine learning) và trí tuệ nhân tạo (AI) được tích hợp trong các công nghệ trên nền tảng đám mây.

AI đã và đang tác động đến cuộc sống hàng ngày của con người; từ việc kiểm tra chính tả được cải thiện khi nhập tin nhắn văn bản, đến dự đoán tình hình giao thông trên ứng dụng bản đồ ưa thích của bạn. Khi máy tính có thể bắt chước các khả năng của con người nhờ vào AI, và công nghệ học máy đang thúc đẩy quá trình tiếp nhận kiến thức, lập luận và đưa ra quyết định; rất nhiều khả năng AI sẽ sớm chiếm lĩnh các ứng dụng trên nền tảng đám mây phục vụ cho quá trình sản xuất.

Các ứng dụng trên nền tảng đám mây tích hợp AI sẽ trang bị các tổ chức cách tiếp cận mang tính tự động hóa, giúp loại bỏ các rào cản trong hoạt động giao dịch, phân tích và đưa ra quyết định; đơn giản hóa quá trình vận hành và cung cấp khả năng hiển thị đáng kinh ngạc trong toàn bộ khâu sản xuất.

Với mô hình tự học hỏi và cải tiến nhờ AI, các nhà sản xuất có thể xây dựng một nền văn hóa về chất lượng, giải phóng nguồn lực và tăng cường sự tập trung, từ đó tạo ra tiền đề cho sự đổi mới liên tục.

Hãy nướng một chiếc bánh hoàn hảo

Một phép ẩn dụ hữu ích để hiểu được giá trị của công nghệ là việc nướng bánh. Khi một chiếc bánh ra lò với khiếm khuyết - có thể nó đã bị nướng cháy, bị vỡ hay là chín không đều - người làm bánh phải đoán xem lỗi xảy ra ở công đoạn nào, sau đó làm lại từ đầu.

Chỉ thông qua nhiều lần thử nghiệm và sai sót thì chiếc bánh hoàn hảo mới có thể ra đời, nhưng cũng vì thế, người thợ làm bánh đã lãng phí một khối lượng lớn nguyên liệu, điện năng và thời gian quý báu.

Bây giờ, hãy thử hình dung nếu người thợ làm bánh có thể phân tích mọi biến số để biết sai sót gì đã xảy ra ngay trong lần thực hiện đầu tiên. Đây chính là những gì AI và công nghệ học máy có thể hỗ trợ cho các nhà sản xuất.

Khả năng tìm ra điểm bất thường

Khi các nhà sản xuất có thể phát hiện những điểm bất thường trong quá trình sản xuất, xác định nguyên nhân gốc rễ của vấn đề và dự đoán những sự kiện trước khi chúng xảy ra, lợi ích về doanh thu có thể vô cùng lớn.

Đây chính là thực tế mà McKinsey thu được sau khi kiểm tra một nhà máy sản xuất hóa chất, nơi áp dụng mô hình phân tích mạng thần kinh tiên tiến giúp xác định xem các yếu tố thời tiết bên ngoài có thể ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả của quá trình sản xuất.

Nhờ đó, các nhà sản xuất chỉ cần nâng cấp hay sửa chữa một phần thiết bị duy nhất. Điều này đã giúp họ tiết kiệm gần 590.000 đô hàng năm, tương đương với một khoản tự đầu tư trong vòng 12 tháng.

Thu được nhiều giá trị hơn từ dữ liệu

Những ứng dụng sản xuất dựa trên nền tảng đám mây được tích hợp với công nghệ học máy và AI đang tiết kiệm thời gian cũng như chi phí cho các doanh nghiệp. Trước đây, để xử lý lỗi hoặc tạo ra những thay đổi có lợi trong quá trình hoạt động, các nhà sản xuất phải tập hợp nhiều đội ngũ khác nhau để phân tích khối lượng lớn dữ liệu từ những hệ thống khác nhau.

Đây là một quá trình có thể kéo dài hàng tuần, thậm chí hàng tháng. Hiện tại, nhờ vào những công nghệ trên nền tảng đám mây mới nổi có khả năng thu thập và phân tích dữ liệu cấu trúc, bán cấu trúc, hoặc không có cấu trúc từ nhiều nguồn dữ liệu, các nhà sản xuất có thể hiểu rõ nguồn gốc vấn đề trong thời gian ngắn chỉ vài tiếng đồng hồ.

Các ứng dụng trên nền tảng đám mây được thúc đẩy bởi AI đã cải thiện năng suất của các nhà sản xuất dược sinh học, hỗ trợ hoạt động kiểm tra chip bán dẫn hiệu quả hơn, đồng thời giúp các nhà sản xuất xe hơi dự đoán và phòng tránh những sự cố đáng tiếc trước khi chúng xảy ra.

Đơn giản là, không có cách nào tốt hơn để tích hợp chuỗi cung ứng phức tạp, chiết xuất những thông tin chuyên sâu từ một bộ sưu tập dữ liệu khổng lồ và sử dụng chúng để cải thiện hoạt động kinh doanh. Và khi Internet – Internet of Things (IoT) tạo ra một lượng lớn dữ liệu, sẽ ngày càng khó khăn hơn để có thể thu thập được các giá trị từ tất cả các thông tin trên mà không sử dụng AI.

Những nhà tiên phong trong khu vực đã tận dụng lợi thế của các công nghệ sản xuất thông minh mới nổi, một trong số đó là Tập đoàn Hóa chất Yadong. Tập đoàn này đang áp dụng Giải pháp Quản trị Nguồn lực Doanh Nghiệp trên nền tảng đám mây - Oracle ERP Cloud để tăng tốc độ triển khai hoạt động trên khắp các bộ phận trong doanh nghiệp như Tài chính, Nhân Sự và Bán hàng; và hiện thực hóa tham vọng mở rộng thị trường toàn cầu.

Thông qua việc sử dụng hệ phân tích đa chiều và dữ liệu thời gian thực để có cái nhìn toàn cảnh về toàn bộ doanh nghiệp, Yadong sở hữu năng lực cạnh tranh hiệu quả hơn trên quy mô toàn cầu – điều từng cản trở khả năng quản lý hoạt động kinh doanh tại các văn phòng ở Trung Quốc cũng như ở nước ngoài của doanh nghiệp này.

Bà Nguyễn Cẩm Linh, Giám đốc mảng Ứng dụng tại Oracle Việt Nam

Tăng cường kiểm soát chất lượng

Sử dụng công nghệ để thúc đẩy một nền văn hóa chất lượng giờ đây trở thành một vấn đề thiết yếu đối với các nhà sản xuất. Theo báo cáo của IDC về tương lai của ngành sản xuất: "Đến năm 2020, 60% các nhà sản xuất nhóm G2000 sẽ phụ thuộc vào các nền tảng kỹ thuật số có khả năng tăng cường đầu tư vào các hệ sinh thái và trải nghiệm; cũng như góp phần tạo nên 30% tổng doanh thu của họ".

Những nhà nghiên cứu của IDC cũng lưu ý rằng vào năm 2020, "80% các tương tác trên chuỗi cung ứng sẽ xảy ra trong các mạng lưới thương mại trên nền tảng đám mây, giúp cải thiện khả năng phục hồi của người tham gia cũng như giảm thiểu các tác động gây nên bởi những gián đoạn trong quá trình cung cứng tới một phần ba".

Vì vậy, không chỉ tạo điều kiện cho quá trình mở rộng quy mô doanh nghiệp trên phạm vi khu vực và toàn cầu, thế hệ mới của các ứng dụng trên nền tảng đám mây được tích hợp AI còn có thể mang lại thêm nhiều hiểu biết về việc kiểm soát chất lượng cho các nhà sản xuất. Khả năng của Ai là vô giá trong việc nhanh chóng phát hiện ra nguyên nhân sâu xa gây ra sai sót và đảm bảo chúng không xảy ra lần nữa.

Thật vậy, với áp lực về lợi nhuận ngày càng tăng trong các ngành công nghiệp hướng đến người tiêu dùng, các công ty không chỉ cần làm tốt ở khâu kiểm soát chất lượng, mà còn phải tăng tốc và trở nên thông minh hơn. Đây chính là thời điểm cần đến sự có mặt của AI.

Điện toán đám mây – hợp lí hóa nền tài chính kiện toàn

Ví dụ, Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện Quang gần đây thông báo rằng họ đã lựa chọn Giải pháp Quản trị Nguồn lực Doanh Nghiệp trên nền tảng đám mây của Oracle (Oracle ERP Cloud), nhằm hỗ trợ tất cả các mảng của nhiệm vụ quản trị - từ các quy trình tài chính đến quản lý nhân sự và quản lý cơ sở vật chất.

Ứng dụng giải pháp này, Điện Quang có thể loại bỏ nhu cầu đầu tư vào phần cứng, thay vào đó là hệ thống chi phí “trả thuê bao theo nhu cầu sử dụng thực tế” (pay-as-you-use) và đạt được khả năng cập nhật theo thời gian thực. Điện Quang tính toán rằng chi phí vận hành Oracle ERP Cloud trung bình hàng năm thậm chí sẽ còn thấp hơn so với hệ thống quản trị ERP truyền thống.

Khi các nhà sản xuất châu Á và đặc biệt là Việt Nam đang cạnh tranh để nắm bắt các cơ hội mới, sự tăng tốc, lanh lẹ và chủ động sẽ là trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Với các ứng dụng trên nền tảng đám mây tích hợp AI, giờ đây, mọi nhà sản xuất đều có thể tiếp cận với quá trình sản xuất thông minh – cho phép họ có cái nhìn chính xác đối với điều kiện và các hoạt động sản xuất trong thời gian thực, từ đó phản ứng với các thông tin đó với tốc độ cần thiết để cung cấp các sản phẩm mà khách hàng mong muốn với độ hiệu quả mà họ kỳ vọng. AI và công nghệ học máy đang thúc đẩy ngành công nghiệp 4.0. Chúng là chìa khóa tạo nên sức mạnh cho các động lực tăng trưởng kinh tế của châu Á trong hiện tại và cả tương lai.

(*) Tác giả Nguyễn Cẩm Linh, Giám đốc mảng Ứng dụng tại Oracle Việt Nam

Nguyễn Cẩm Linh*

Nguồn Nhà Quản Trị: http://theleader.vn/dong-co-tang-truong-kinh-te-tiep-theo-cua-chau-a-1534148760323.htm