Động đất, sóng thần ở Indonesia: 1.670 người thiệt mạng và mất tích

Ngày 5/10, Indonesia thông báo số người tử vong trong thảm họa động đấtvà sóng thần tại đảo Trung Sulawesi hồi tuần trước đã tăng lên 1.558người.

Hiện công tác cứu hộ và tái thiết khu vực vẫn đang diễn ra tích cực. Mộtsố khu vực đã khôi phục được mạng lưới điện, nhiều cửa hàng cũng đã mởcửa trở lại.

Cơ quan Giảm nhẹ thảm họa thiên tai quốc gia Indonesia cho biết hiện vẫncòn 113 người mất tích và số người phải rời bỏ nhà cửa sau thảm họa là70.821 người.

Palu, thủ phủ tỉnh Trung Sulawesi và thị trấn duyên hải Donggala lâncận, là hai địa điểm chịu nhiều thiệt hại nhất khi đây là nơi hứng chịutrực tiếp sóng thần với cột sóng cao từ 3 đến 6 mét.

Tình trạng cướp bóc thực phẩm từ các cửa hàng và siêu thị mini cũng nhưhàng hỗ trợ nhân đạo vẫn tiếp tục xảy ra trong bối cảnh người dân địaphương đang mòn mỏi chờ đợi hàng viện trợ.

Chiều 28/9, tỉnh Trung Sulawesi của Indonesia đã liên tục hứng chịu 2trận động đất mạnh 6,1 độ và 7,5 độ , làm rung chuyển cả khu vực.

Các trận động đất này đã gây ra sóng thần lớn, gây nhiều thương vong, phá hủy nhiều nhà cửa, công trình xây dựng trong khu vực.

Theo Liên hợp quốc, gần 200.000 người Indonesia đang cần được giúp đỡ khẩn cấp, trong số đó có hàng chục nghìn trẻ em.

* Theo phóng viên TTXVN tại Indonesia, Hội Chữ thập Đỏ Indonesia (PMI) đãthông báo người dân có thể truy cập vào trang web chính thức “Tìm ngươìnhà” (Family Relations Recovery) hoặc đến trụ sở của PMI tại Palu đểđược giúp đỡ tìm kiếm người thân thất lạc trong thảm họa động đất sóngthần hồi tuần trước tại tỉnh Trung Sulawesi.

Chức năng hỗ trợ tìm người nhà (RFL) của PMI đã được mở từ ngày 2/10 vàcơ quan này đang phối hợp với Ủy ban Chữ thập Đỏ quốc tế (ICRC) để hỗtrợ các nạn nhân thiên tai ở miền Trung Sulawesi.

Thực tế đã có rất nhiều người bị thất lạc gia đình khi các trận độngđất, sóng thần xảy ra, đặc biệt trong số này có nhiều trẻ em, do tìnhtrạng khó khăn sau thảm họa, các em phải ngủ ngoài đường và chịu nhữngsang chấn tâm lý nặng nề.

Đây là một chức năng dịch vụ độc lập, cho phép người dân bị ảnh hưởngthiên tai điền thông tin và kiểm tra bất cứ lúc nào để tìm hiểu thôngtin hoặc trạng thái báo cáo mới nhất được cập nhật qua trang.

Giám đốc phụ trách RMI tại PMI trung ương, Andreanne Tampubolon cho biếtthông qua dịch vụ này, người dân cũng có thể tự báo cáo tình trạng sốngsót sau thảm họa và yêu cầu thông tin đến gia đình mình.

Thông tin hoặc dữ liệu từ các cư dân bị ảnh hưởng thông qua trang webhoặc thông qua văn phòng PMI tại Palu sẽ giúp ích rất nhiều trong việcgiúp các nạn nhân đoàn tụ với người thân, gia đình./.

(TTXVN)

Nguồn Tuyên Giáo: http://www.tuyengiao.vn/the-gioi/dong-dat-song-than-o-indonesia-1-670-nguoi-thiet-mang-va-mat-tich-115412