Dòng đầu tư ngược

Các nhà đầu tư ở những thị trường lớn, hấp dẫn mới nổi như Trung Quốc và Brazil hiện đang dồn tiền để mua các DN ở Mỹ và Châu Âu.

small_6617.jpg Tháng 8/2007, với việc các quỹ vốn đầu tư của tư nhân bị tê liệt vì những dấu hiệu ban đầu của cơn đau khủng hoảng tín dụng, Cty dầu lửa Pride International (PDE) có trụ sở tại Houston đã cố gắng tìm người mua một số Cty con chuyên về khoan dầu. PDE đã bán những Cty thành viên đang khoan dầu ở Châu Mỹ Latin và các thành viên chuyên về thăm dò, dịch vụ dầu thô cho một Cty quỹ đầu tư với giá 1 tỷ USD. Nhưng khách hàng không phải là một quỹ đầu tư danh tiếng nào của Mỹ, thay vào đó là Cty đầu tư GP của Sao Paolo, được thành lập năm 1993 và là Cty quỹ đầu tư lớn nhất ở Châu Mỹ Latin. Thương vụ này là một trong các hợp đồng mua bán lớn nhất lịch sử Châu Mỹ Latin và là một cú động trời với GP, Cty đã tăng quỹ lên 2,5 tỷ USD trong vài năm qua. Mở ra một chương mới Một kỷ nguyên mới đang định hình, trong đó dòng vốn đầu tư đang chuyển động từ thế giới đang phát triển ngược trở lại những trung tâm tài chính lớn như Mỹ và Châu Âu. Những thương vụ đầu tư này được thực hiện trên tất cả các lĩnh vực từ khai mỏ đến tài chính, truyền thông. Tháng 5/2007, quỹ đầu tư Arabia Laudi SABIC đã mua DN đồ nhựa GE Plastic của tập đoàn GE nổi tiếng ở Mỹ với giá 11,6 tỷ USD. Cùng tháng đó, Cty OAO MMC Norilsk Nickel Group của Nga đã bỏ ra 6,3 tỷ USD để giành được hãng LionOre Mining International của Canada. Sau đó vào cuối tháng 5, quỹ đầu tư Abu Dhab Investment Authority đã mua tới 7,5 tỷ USD cổ phiếu trong ngân hàng tốp đầu nước Mỹ, Citigroup... Ravi Chammugam - Cty tư vấn Accentura nhận xét đây là một chương mới trong câu chuyện đầu tư và thập kỷ này sẽ chứng kiến việc các Cty, quỹ vốn, cá nhân ở các thị trường đang phát triển dồn tiền đầu tư trên các thị trường phương Tây. Cty Accentura cho biết số lượng các vụ mua bán đầu tư ngược đang tăng nhanh ở mức 35-40% một năm. Accentura dự báo con số này sẽ đạt 96 tỷ USD hết năm 2007, cao hơn nhiều so với mức 7 tỷ USD năm 2003. Trong năm năm tới, số tiền đầu tư này sẽ đạt 250- 300 tỷ USD. USD giảm giá - thúc đẩy đầu tư ngược Chammugan nói rằng có rất nhiều lý do giải thích cho sự tăng mạnh các thương vụ đầu tư ngược. USD giảm giá khiến cho các DN Mỹ trở nên rẻ hơn đối với nhà đầu tư Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc. Trong khi đó nhờ sự phát triển của nền kinh tế, thặng dư thương mại và giá dầu tăng, các nước trên có một lượng vốn dồi dào luôn sẵn sàng để chảy tới đầu tư ở nơi khác. Những quốc gia này ngày càng có nhiều Cty xuất hiện trong danh sách 500 tập đoàn hàng đầu thế giới như Huawei về thiết bị Internet của Trung Quốc, Lukoil về năng lượng của Nga... Bên cạnh đó, ở những nước này xuất hiện ngày càng nhiều các nhà DN có tầm suy nghĩ toàn cầu. Họ tự cho rằng mình thuộc về đẳng cấp thế giới như đồng nghiệp Mỹ, Châu Âu nên sẵn sàng và mong muốn thực hiện các thương vụ tầm cỡ thế giới, không dừng lại ở mức địa phương, quốc gia. Giật mình trước xu hướng này, các quốc gia phương Tây đang phải cố làm quen với cú sốc mới và cũng chưa hẳn đã tạo điều kiện hoàn toàn cho quá trình đầu tư ngược. Vẫn còn đó nhiều trở ngại về thủ tục pháp lý và tâm lý thậm chí người ta dùng cả chính trị để ngăn cản. Tuy nhiên trong một thế giới toàn cầu hóa, dòng đầu tư ngược sẽ ngày càng tăng mạnh và là một xu thế đáng chú ý nghiên cứu của tất cả các quốc gia.

Nguồn InfoTV: http://infotv.vn/quoc-te/29356-dong-dau-tu-nguoc