Đồng lira Thổ Nhĩ Kỳ đã rớt giá kỷ lục trong hơn hai thập kỷ

ng lira của Thổ Nhĩ Kỳ đã ghi nhận năm tồi tệ nhất trong hơn hai thập kỷ qua kể từ khi Tổng thống Tayyip Erdogan lên nắm quyền, bất chấp lời kêu gọi của ông đối với người Thổ Nhĩ Kỳ để tin tưởng vào các chính sách như cắt giảm lãi suất trong bối cảnh lạm phát tăng vọt.

Đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ - cho đến nay là đồng tiền tệ nhất ở các thị trường mới nổi vào năm 2021, cũng như trong vài năm qua - giá trị của nó đã giảm 44% giá trị so với đồng USD trong năm và 19% chỉ trong tuần trước.

Một người đổi tiền đếm tiền lira của Thổ Nhĩ Kỳ tại một văn phòng thu đổi ngoại tệ ở Thủ đô Ankara. Ảnh: Reuters.

Cuộc khủng hoảng tiền tệ tăng tốc trong những tháng gần đây, làm chao đảo nền kinh tế 720 tỷ USD này, phần lớn là do “chương trình kinh tế mới” của Tổng thống Erdogan tập trung vào xuất khẩu và tín dụng bất chấp sự sụp đổ của đồng lira và lạm phát hơn 21%.

Để xoa dịu tình trạng hỗn loạn, tổng thống đã công bố một kế hoạch hai tuần trước, trong đó nhà nước sẽ bảo vệ các khoản tiền gửi trong nước được chuyển đổi khỏi bị thua lỗ so với đồng tiền cứng, gây ra một đợt tăng mạnh 50% mệnh giá đồng lira với sự hỗ trợ từ ngân hàng trung ương.

Vào thứ 6 tuần qua, Tổng thống Erdogan - người có xếp hạng cuộc thăm dò dư luận đang trượt dốc trước cuộc bầu cử vào năm 2023 - đã kêu gọi người dân Thổ Nhĩ Kỳ giữ tất cả các khoản tiết kiệm của họ bằng đồng lira và chuyển vàng vào ngân hàng, ông nói rằng sự biến động của thị trường phần lớn đã được kiểm soát.

Ông nói với một nhóm kinh doanh rằng: “Chừng nào chúng ta không lấy tiền của chính mình làm tiêu chuẩn, thì chúng ta chắc chắn sẽ bị chìm. Đồng Lira của Thổ Nhĩ Kỳ, tiền của chúng ta, đó là thứ chúng ta sẽ hướng tới. Không phải ngoại tệ này hay ngoại tệ kia.”

Ông nói: “Chúng tôi đang tiến hành cuộc chiến để cứu nền kinh tế thoát khỏi chu kỳ lãi suất cao và lạm phát cao”, đồng thời nhắc lại quan điểm không chính thống của mình rằng lãi suất cao làm tăng giá.

Đáp lại, đồng Lira suy yếu xuống mức 13,63 trước khi phục hồi và kết thúc ngày ở mức 13,1875.

Cuộc khủng hoảng tiền tệ, lần thứ hai kể từ năm 2018, đã xói mòn nghiêm trọng tiền tiết kiệm và thu nhập của người Thổ Nhĩ Kỳ trong khi sự biến động kỷ lục giá trị đồng Lira đã ảnh hưởng đến ngân sách của các hộ gia đình và doanh nghiệp cũng như các kế hoạch trong tương lai.

Đồng Lira đã tăng vọt lên 18,4 từ 10,25 so với đồng USD trong hai tuần qua, tạo ra năm tồi tệ nhất kể từ năm 2001, khi sự hỗ trợ của Quỹ Tiền tệ Quốc không thể ngăn cuộc khủng hoảng ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Sự sụp đổ tiền tệ được kích hoạt bởi việc cắt giảm lãi suất 500 điểm cơ bản xuống 14% của ngân hàng trung ương kể từ tháng 9, được thực hiện dưới áp lực của Erdogan, người đã bổ nhiệm thống đốc ngân hàng mới vào tháng 3 và từ đó đã thay thế phần lớn lãnh đạo của ngân hàng này.

Các nhà kinh tế và cựu chủ tịch ngân hàng trung ương đã gọi việc nới lỏng tiền tệ là một chính sách vô cùng liều lĩnh vì lạm phát dự kiến sẽ đạt 30% trong tháng 12 do đồng Lira mất giá. Goldman Sachs dự đoán con số này sẽ đạt mức cao tới 40% vào giữa năm 2022.

Nhiều nhà kinh tế đã cảnh báo rằng nếu đồng Lira tiếp tục giảm giá, kế hoạch này có thể tiếp tục gây ra lạm phát và thêm gánh nặng tài chính của Thổ Nhĩ Kỳ.

Một số nhà phân tích chính trị nói rằng Tổng thống Erdogan đang đặt cược rằng việc bảo vệ tiền gửi, cùng với việc tăng 50% lương tối thiểu, sẽ ngăn chặn đà trượt trong cuộc thăm dò tin tưởng của nhân dân vào ông và mở ra cơ hội cho các cuộc bầu cử sớm.

Bộ trưởng Tài chính Nureddin Nebati hồi đầu tuần cho biết tỷ lệ nắm giữ đồng USD của người dân Thổ Nhĩ Kỳ đã giảm, dữ liệu chính thức cho thấy tỷ lệ nắm giữ nội tệ của tất cả các thành phần kinh tế, bao gồm các công ty, đã tăng lên mức kỷ lục 238,97 tỷ USD vào tuần trước.

Đồng thời, nắm giữ ngoại tệ ròng của ngân hàng trung ương - bộ đệm hiệu quả của ngân hàng này chống lại khủng hoảng tài chính - đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai thập kỷ là 8,63 tỷ USD.

Ngân hàng trung ương nước này đã công bố 5 biện pháp can thiệp trực tiếp để hỗ trợ đồng Lira vào đầu tháng 12, bao gồm gói giải ngân hơn 2 tỷ USD trong 3 nỗ lực đầu tiên.

Chính sách kinh tế của Erdogan đã khiến lợi suất thực tế trở nên tiêu cực và trở thành dấu hiệu lo lắng cho các nhà đầu tư nước ngoài, những người đã bỏ chạy khỏi Thổ Nhĩ Kỳ trong 5 năm qua, giai đoạn mà đồng Lira đã giảm khoảng 3/4 giá trị.

Huy Hoàng (Theo Asia Nikkei )

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/dong-lira-tho-nhi-ky-da-rot-gia-ky-luc-trong-hon-hai-thap-ky-post175882.html