Động lực lớn từ 'Gió đại phong'

Hưởng ứng lời kêu gọi thi đua ái quốc của Bác, 70 năm qua, rất nhiều phong trào thi đua đã được phát động và thu được những thành quả rất đáng tự hào, góp phần đắc lực vào công cuộc kháng chiến và xây dựng đất nước. Trong số đó, một trong những phong trào thi đua điển hình trên hậu phương miền Bắc xã hội chủ nghĩa trong những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là 'Gió Đại Phong'.

Từ quyết tâm không cam chịu đói nghèo

Theo hồi ức của cụ Đặng Ngọc Đính – nguyên Chủ nhiê%3ḅm HTX Đại Phong, những năm 50 của thế kỷ trước, Đại Phong (Phong Thủy, Lệ Thủy, Quảng Bình) cũng như nhiều làng quê khác, luôn bị cái đói, cái nghèo bủa vây.

Ngày đó, cánh đồng Đại Phong chỉ là một vùng đầm phá mênh mông nước, hằng năm chỉ làm được một vụ “lúa cao cây”, còn lại đành phải bỏ hoang vì nhiễm mặn. Đồng ruô%3ḅng của Đại Phong thấp hơn so với mặt biển 0,8m nên chưa mưa đã úng, chưa nắng đã hạn. Nhiều người dân Đại Phong khoai sắn không đủ ăn, đói đến mức luôn ám ảnh, lo sợ lại một năm Ất Dậu nữa có thể trở lại.

Nhưng lo sợ không thì chẳng thể nào đẩy lùi được cái đói, cái nghèo. Phải suy nghĩ và bắt tay vào hành động. Muốn xóa cái đói, giảm cái nghèo, chỉ còn cách phải tâ%3ḅp trung sức dân đắp đê, ngăn đâ%3ḅp.

Cùng chung ý nghĩ, chung quyết tâm, đồng lòng, đồng sức, cuối năm 1059, nhân dân và Đảng bô%3ḅ xã Phong Thủy thống nhất sáp nhâ%3ḅp 3 HTX đang hoạt đô%3ḅng đơn lẻ (Trần Phú, Lê%3ḅ Phong và HTX 6) thành HTX mới với tên gọi Đại Phong, chủ trương một người làm việc bằng hai, mở rộng bờ vùng, bờ thửa, thâm canh sản xuất.

Người có công, ruộng đồng chẳng phụ. Chỉ sau mô%3ḅt năm cải tạo đồng áng, sản lượng lương thực của Đại Phong tăng từ 650kg/khẩu lên 880 kg/khẩu.

Từ chỗ đất canh tác của xã viên Đại Phong chỉ đạt 2 sào/người (năm 1960) thì đến năm 1961, con số này đã lên tới 7 sào/người. Bình quân mỗi hô%3ḅ nuôi 2 con lợn thịt, trang trại của HTX có 5.000 con vịt đẻ trứng.

Không những đẩy lùi được cái đói của làng mình, lúa gạo Đại Phong sản xuất ra còn được chở ra nhiều địa phương ở miền Bắc để phân phối cho nhân dân, đưa vào chiến trường miền Nam cho bộ đội đánh Mỹ….

 Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đang hỏi han chuyện làm ăn với bà con xã viên HTX Đại Phong. Ảnh: TL

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đang hỏi han chuyện làm ăn với bà con xã viên HTX Đại Phong. Ảnh: TL

Hai bài báo đặc biệt của Bác Hồ

Tiếng lành đồn xa. Giữa những năm tháng nông nghiệp nước nhà đang nhọc nhằn tìm lối thoát ra khỏi những cũ kỹ, lạc hậu, hướng đi và thành công của HTX Đại Phong nhanh chóng vượt ra khỏi mảnh đất Quảng Bình. Đầu năm 1961, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, Ủy viên Bô%3ḅ Chính trị, Trưởng ban Nông nghiê%3ḅp Trung ương về thăm mô hình Đại Phong.

Nhiều người dân Đại Phong vẫn lưu truyền cho nhau hình ảnh người Đại tướng với chiếc áo tơi, nón lá đi vào tận từng nhà dân xem từng cót lúa giống, bất chấp cái lạnh mùa đông tê tái, đến từng nương mạ, từng khu chăn nuôi để đô%3ḅng viên bà con.

Không chỉ có vậy, trên cơ sở những việc làm của HTX Đại Phong đã làm được, Đại tướng đã có chỉ đạo cụ thể, rút ra những bài học kinh nghiệm, như: HTX cần tích cực làm thủy lợi, khoanh ô, khoanh vùng; cải tạo giống lúa bằng cách canh tác những giống lúa có năng suất cao; phát triển các ngành nghề phụ trợ khác...

Sau chuyến thực tế này, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh có Báo cáo gửi Chủ tịch Hồ Chí Minh. Và HTX Đại Phong trở thành HTX hiếm hoi vinh dự được Bác Hồ viết báo ca ngợi, xem đây là mô hình thi đua kiểu mẫu.

Bài viết đầu tiên Bác viết về Đại Phong có nhan đề “Mô%3ḅt HTX gương mẫu”. Bác viết với bút danh Trần Lực, đăng trên Báo Nhân Dân, ngày 11/1/1961. Trong bài viết có đoạn: “Trong khoảng 3 năm, từ mô%3ḅt HTX nhỏ có 23 hô%3ḅ nghèo khó phát triển đến 445 hô%3ḅ, sinh hoạt ngang với mức trung nông và đang có đà tiến lên nữa. Có kết quả đó là vì: Họ tin tưởng vững chắc vào sự lãnh đạo của Đảng. Họ không sợ khó, sợ khổ, họ khéo tổ chức, họ đoàn kết chặt chẽ, họ quyết tâm phấn đấu để đi lên”.

Sau bài báo, ngày 20/3/1961, Bác Hồ gửi tặng HTX Đại Phong một chiếc máy cày DT54, do Đoàn thanh niên Cộng sản Công-xô-môn (Liên Xô cũ) biếu Người. Nhờ chiếc máy kéo này, chỉ sau mô%3ḅt năm, Đại Phong đã vỡ hoang thêm 200ha trồng màu và cây công nghiê%3ḅp ngắn ngày.

Tiếp đó, ngày 15/4/1961, trên báo Nhân dân số 2582, Người đã viết bài “Phong trào Đại Phong”. Trong bài báo này, Bác viết: “Từ ngày đồng chí Nguyễn Chí Thanh nêu những ưu điểm và tiến bộ của hợp tác xã Đại Phong, đến nay chưa đầy hai tháng, mà khắp cả miền Bắc đã có ngót 1.000 hợp tác xã nhận thi đua: học tập Đại Phong, đuổi kịp Đại Phong, vượt quá Đại Phong”. Ngoài ra, Bác nhấn mạnh những điều các HTX khác cần học tập Đại Phong, nhưng phải “học một cách sáng tạo”.

Phong trào thi đua "hai giỏi" ở Quảng Bình. Ảnh: TL

“Gió Đại Phong” thổi khắp ba miền

Những thành tích vượt bậc của Đại Phong, nhất là sau hai bài báo của Bác, Đại Phong như ngọn gió lành thổi khắp ba miền đất nước. Học tập HTX Đại Phong, đã có 3.191 HTX trên toàn miền Bắc thi đua với Đại Phong, trong đó có 24 HTX được chọn là những Đại Phong của tỉnh, huyện mình.

Năm 1962, HTX Đại Phong vinh dự đón 32 đoàn khách quốc tế, 480 chủ nhiệm HTX trong cả nước về học tập kinh nghiệm. Cùng với “Sóng Duyên Hải”, “Cờ Ba Nhất”, “Trống Bắc Lý”, HTX Đại Phong trở thành hình mẫu, biểu tượng và là nguồn cảm hứng để cả nước thi đua học tập và làm theo. Năm 1962, tại Đại hội Liên hoan anh hùng chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ 3, HTX Đại Phong được Hội đồng Chính phủ tuyên dương là “Lá cờ đầu của phong trào thi đua trong ngành nông nghiệp”.

Có thể nói, trong phong trào thi đua yêu nước ở miền Bắc những năm 1961-1965, bằng những kinh nghiệm của mình, Đại Phong đã vươn lên trở thành lá cờ đầu trong phong trào xây dựng hợp tác xã nông nghiệp, đi vào lịch sử như một “hiện tượng” trong nông nghiệp, thổi bùng lên một luồng gió mới trong lao động sản xuất ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa.

Phong trào thi đua “Học tập tiến kịp và vượt hợp tác xã Đại Phong” với 3 mục tiêu: Mở rộng diện tích và tăng năng suất; phát triển các ngành, nghề; tăng số ngày công lao động hằng năm đã được phát động trên toàn miền Bắc. “Gió Đại Phong” trở thành một biểu tượng sáng ngời về chủ nghĩa anh hùng cách mạng trên mặt trận lao động sản xuất của tập thể nhân dân lao động miền Bắc, có tiếng vang không những trong nước mà còn đối với bạn bè quốc tế.

Ngoài “Gió Đại Phong”, phong trào thi đua yêu nước ở miền Bắc những năm 1961-1965 còn có rất nhiều những điển hình nổi bật khác, tiêu biểu như “Sóng Duyên Hải”, “Trống Bắc Lý” “Cờ Ba nhất”. Đầu năm 1960, hưởng ứng “Thi đua ái quốc”, phong trào phát huy sáng kiến, tăng năng suất lao động của Nhà máy Cơ khí Duyên Hải, Hải Phòng (nay là Công ty TNHH Nhà nước MTV Cơ khí Duyên Hải) được phát động mạnh mẽ và nhận được sự hưởng ứng sâu rộng của toàn thể cán bộ, công nhân.

Trong hai tháng, 237 chỉ tiêu định mức lao động, kỹ thuật bị phá. Năng suất lao động vượt từ 50 đến 610%, trình độ năng lực của cán bộ quản lý, kỹ thuật được tăng cường, trình độ tay nghề của công nhân được nâng cao.

Duyên Hải ngày ấy sôi động một cao trào thi đua chưa từng có, thực sự tạo nên một khí thế cách mạng, đưa Duyên Hải trở thành lá cờ đầu của ngành công nghiệp miền Bắc; Trường THCS Bắc Lý được thành lập năm 1953 và chỉ vài năm sau đó đã trở thành nơi khởi nguồn của phong trào thi đua “Hai tốt” với khẩu hiệu: “Tích cực thi đua dạy thật tốt, học thật tốt, đuổi kịp và vượt Bắc Lý”; Đầu năm 1960, tại Hội nghị Bắn toàn quân lần thứ hai, Trung đoàn Pháo binh 68 (Sư đoàn 304) được Đại tướng Nguyễn Chí Thanh tuyên dương tại buổi lễ là đơn vị có ba nhất, là: “Giỏi nhất, nhiều nhất, đều nhất” trong phong trào thi đua thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị.

Tại Đại hội của Anh hùng chiến sĩ thi đua toàn quân năm 1961, Chủ tịch Hồ Chí Minh biểu dương các phong trào thi đua và khẳng định vào niềm tin tất thắng của sự nghiệp cách mạng. Người nói: “Công nhân phất cao ngọn cờ “Duyên Hải”. Nông dân phất cao ngọn cờ “Đại Phong”. Quân đội anh hùng phất cao ngọn cờ “Ba nhất”. Công - nông - binh đại thi đua, đại đoàn kết, chủ nghĩa xã hội nhất định đại thành công, Bắc - Nam nhất định sẽ thống nhất, non sông một nhà”.

Nguyễn Hà (Tổng hợp)

Nguồn Công Luận: http://congluan.vn/thoi-su/trong-nuoc/dong-luc-lon-tu-gio-dai-phong-38594