Đông Nam Á có thể không trở thành công xưởng thế giới dù doanh nghiệp rời Trung Quốc

Phó giám đốc Bain and Co không tin Đông Nam Á sẽ trở thành công xưởng của thế giới như điều đã từng diễn ra tại Trung Quốc cách đây 2 thập kỷ.

Ảnh: Bloomberg

Ảnh: Bloomberg

Các công ty đa quốc gia đang điều chỉnh chiến lược kinh doanh khi mà tranh chấp thương mại Mỹ - Trung Quốc tiếp tục tác động xấu đến thị trường toàn cầu cũng như tâm lý kinh doanh, theo nhận định của Bain and Co trong khảo sát mới đây.

Bain and Co đã tiến hành khảo sát 200 giám đốc điều hành cấp cao tại các công ty đa quốc gia của Mỹ, kết quả cho thấy khoảng 60% trong số này đang tính đến phương án hành động. Trong khi đó cách đây 1 năm, tỷ lệ này chỉ là 50%.

Hệ thống hạ tầng phục vụ sản xuất sẽ trở nên ngày một rời rạc khi mà hoạt động sản xuất cho các thị trường mục tiêu được chuyển về gần hơn thị trường tiêu thụ, theo phân tích của phó chủ tịch Bain and Co, ông Gerry Mattios.

Cụ thể, sau cuộc khảo sát mới đây, Bain and Co công bố rằng tranh chấp thương mại Mỹ - Trung Quốc đang đẩy các doanh nghiệp đa quốc gia Mỹ đến lựa chọn phải đổi địa điểm sản xuất và chiến lược kinh doanh trong 12 tháng tới.

Phó chủ tịch tại Bain, ông Gerry Mattios, nói: “Sự thay đổi này đang diễn ra. Ở thời điểm cuối năm 2018, tỷ lệ này mới chỉ ở mức 50% nhưng thực ra họ chưa làm gì, giờ đây họ đang thực sự hành động”.

Cũng theo ông Mattios, họ đang buộc phải hành động khi mà tình hình tài chính của họ chịu ảnh hưởng tiêu cực, người tiêu dùng của họ đang phải chia sẻ chi phí, họ đang cố gắng đánh giá lại chuỗi cung ứng.

Chuỗi cung ứng là mạng lưới kết nối giữa công ty và các nhà cung cấp để sản xuất và phân phối sản phẩm của công ty.

Dù Trung Quốc có lợi thế lớn về chi phí, chính vì vậy Trung Quốc có vị thế hàng đầu trong vai trò trung tâm sản xuất của toàn cầu, lợi thế này đang giảm đi khi chi phí ngày một tăng lên, theo ông Mattios.

Tuy nhiên, một số hoạt động sản xuất sẽ vẫn được duy trì ở Trung Quốc khi mà Trung Quốc đang chuyển hướng sang nền kinh tế định hướng tiêu dùng. Sẽ có một số mặt hàng được đùng để xuất khẩu sẽ được chuyển sang sản xuất ở một số nước Đông Nam Á.

Thế nhưng ông Mattios cho rằng ông không tin Đông Nam Á sẽ trở thành công xưởng của thế giới như điều đã từng diễn ra tại Trung Quốc cách đây 2 thập kỷ.

Ông chỉ ra: “Cái chúng ta đang chứng kiến có được nhờ sự tự động hóa và cải tiến về công nghệ. Chúng ta chuyển dời khỏi trung tâm sản xuất toàn cầu mà chúng ta từng có sang một hệ thống sản xuất phân đoạn rời rạc hơn”.

Ví dụ, các công ty sẽ sản xuất sản phẩm tại nhiều địa điểm gần người tiêu dùng của họ ở Mỹ hay châu Âu.

Các công ty đa quốc gia đang hành động bởi đối đầu thương mại vẫn kéo dài tác động đến các thị trường toàn cầu và tâm lý của doanh nghiệp.

TRUNG MẾN

Nguồn BizLIVE: http://bizlive.vn/kinh-doanh-quoc-te/dong-nam-a-co-the-khong-tro-thanh-cong-xuong-the-gioi-du-doanh-nghiep-roi-trung-quoc-3501614.html