Đợt bão mặt trời thứ hai có thể xảy ra vào cuối tuần này

Cơn bão mặt trời mạnh hôm 11/5 có thể lặp lại nhưng yếu hơn vào cuối tuần này, cụ thể là ngày 19/5.

Cực quang lấp đầy bầu trời tại khu nghỉ dưỡng trượt tuyết Bogus Basin vào ngày 11/5 ở Boise, Idaho, Mỹ. Nguồn: AP.

Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) cho biết, “các vụ phun trào vành nhật hoa” – những đám mây plasma mặt trời bị phóng ra có thể gây ra sự bất thường trong lưới điện và các vấn đề với hệ thống liên lạc tần số cao và định vị toàn cầu – sẽ lao vào từ trường Trái đất và bầu khí quyển bên ngoài cho đến ít nhất là tối ngày 19/5.

Cuối tuần trước, một cơn bão mặt trời mạnh đã tạo ra một màn trình diễn ánh sáng ngoạn mục trên bầu trời toàn cầu chỉ sau một đêm nhưng chỉ gây ra sự gián đoạn nhỏ đối với lưới điện, hệ thống thông tin liên lạc và định vị vệ tinh.

Cực quang chiếu sáng bầu trời đêm trên Hồ Balaton, gần Fonyod, Hungary, vào cuối ngày 10/5. Nguồn: AP.

Cơ quan Quản lý Khẩn cấp Liên bang cho biết, không có khu vực FEMA nào báo cáo về bất kỳ tác động đáng kể nào từ các cơn bão. Bộ Năng lượng Mỹ hôm 11/5 cũng cho biết, họ không nhận thấy bất kỳ tác động nào từ cơn bão đối với khách hàng sử dụng điện.

Màu tím, xanh lá cây, vàng và hồng rực rỡ của cực quang đã được nhìn thấy ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cụ thể như ở: Đức, Thụy Sĩ, Trung Quốc, Anh, Tây Ban Nha và các nơi khác.

Ở Mỹ, cơn bão mặt trời đã đẩy ánh sáng xa hơn về phía Nam so với bình thường. Văn phòng Miami của Cơ quan Thời tiết Quốc gia đã xác nhận việc nhìn thấy thiên thạch ở các khu vực Fort Lauderdale và Fort Myers, Florida. Người dân ở Kansas, Nebraska, Iowa, Michigan, Minnesota và các bang miền Trung Tây khác có thể chụp được những bức ảnh có màu sắc tươi sáng dọc theo đường chân trời.

Cực quang Borealis được nhìn thấy gần danh lam thắng cảnh Nam Sơn ở Urumqi, Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, phía Tây Bắc Trung Quốc, ngày 11/5. nguồn: Tân Hoa Xã/AP.

Đêm Chủ nhật tuần này (19/5) có thể mang đến một cơ hội khác để nhiều người được chiêm ngưỡng cảnh tượng ngoạn mục này.

Cơn bão mặt trời dữ dội nhất trong lịch sử được ghi lại vào năm 1859 đã tạo ra cực quang ở Trung Mỹ và thậm chí có thể cả Hawaii.

Nhà dự báo thời tiết không gian Shawn Dahl của NOAA cho biết, cơn bão này gây nguy hiểm cho các đường dây truyền tải điện áp cao cho lưới điện, chứ không phải các đường dây điện thường thấy trong nhà người dân. Vệ tinh cũng có thể bị ảnh hưởng, từ đó có thể làm gián đoạn các dịch vụ định vị và liên lạc trên Trái đất. Trước đây, một cơn bão địa từ cực mạnh năm 2003 đã làm mất điện ở Thụy Điển và làm hỏng máy biến áp ở Nam Phi.

Cực quang được nhìn thấy ở bang Michigan, Mỹ vào sáng sớm ngày 11/5. Nguồn: AP.

Theo NOAA, ngay cả khi cơn bão kết thúc, tín hiệu giữa vệ tinh GPS và máy thu mặt đất có thể bị xáo trộn hoặc mất. Nhưng có quá nhiều vệ tinh dẫn đường nên tình trạng ngừng hoạt động sẽ không kéo dài, Steenburgh lưu ý.

Mặt trời đã tạo ra những tia sáng mạnh kể từ ngày 8/5, dẫn đến ít nhất bảy vụ bùng phát plasma. Mỗi vụ phun trào, được gọi là vụ phun trào vành nhật hoa, có thể chứa hàng tỷ tấn plasma và từ trường từ bầu khí quyển bên ngoài của mặt trời, hay còn gọi là cực quang.

Người dân ngắm cực quang khi chúng phát sáng trên Hồ Washington vào tối thứ Sáu, ngày 10/5.

NOAA cho biết, các tia sáng dường như có liên quan đến một vết đen mặt trời có đường kính gấp 16 lần Trái đất. Tất cả đều là một phần của hoạt động mặt trời đang tăng lên khi nó đạt đến đỉnh điểm trong chu kỳ 11 năm.

Cực quang được nhìn thấy ở Fredericton, Canada, ngày 11/5. Nguồn: AP.

Cực quang được nhìn thấy tại bang Iowa, Mỹ, Ngày 11/5. Nguồn: AP.

Cực quang tại Estacada, Ore, Mỹ, ngày 10/5. Nguồn: AP.

Nguồn: AP.

Nguồn: AP.

Mai Phương (theo AP)

Nguồn Đại Đoàn Kết: https://daidoanket.vn/dot-bao-mat-troi-thu-hai-co-the-xay-ra-vao-cuoi-tuan-nay-10279673.html