ĐT Hà Lan tại EURO 2020: HLV Frank de Boer là điểm yếu

Liệu ĐT Hà Lan có thể trông chờ vào Frank De Boer, vị HLV bị sa thải 3 lần chỉ trong vòng 4 năm.

Bước ngoặt trong sự nghiệp của Frank de Boer có thể được gói gọn trong tấm hình được chụp vào tháng 5 năm 2016. Khi đó, ông ngồi ở hàng ghế đầu trong xe buýt của Ajax sau trận hòa 1-1 trước De Graafschap. Đầu ông tựa vào cửa kính, đôi mắt nhắm nghiền dưới ánh nắng chói chang, tay ôm một bên mặt nhưng cũng chẳng thể che giấu được vẻ tuyệt vọng.

PSV Eindhoven là nhà vô địch Eredivisie năm đó, không phải Ajax. Đội bóng của De Boer đánh mất danh hiệu vào ngày cuối cùng của mùa giải vì không thể đánh bại De Graafschap - đối thủ nằm trong nhóm xuống hạng. Đó là mùa giải cuối cùngDe Boer dẫn dắt CLB mà ông đã gặt hái đượcrất nhiêùthành công dưới cả vai trò cầu thủ và HLV.

De Boer thất vọng sau khi Ajax để vuột mất danh hiệu vào năm 2016.

Thất bại này mở ra một khoảng thời gian tồi tệ trong sự nghiệp của vị HLV sinh năm 1970, khởi đầu cho một cơn ác mộng kéo dài suốt 4 năm. Ba lần De Boer dẫn dắt các đội bóng ở ngoài lãnh thổ Hà Lan, cả 3 lần đều có chung một kết cục. Ông bị sa thải.

Sau 84 ngày thất vọng ở Inter Milan, 77 ngày đen đủi ở Crystal Palace,De Boer đến Mỹ, dưới vai trò thuyền trưởng của Atlanta United.

Những thất bại đến liên tiếp khiến đã ảnh hưởng đến tinh thần của nhà cầm quân này rất nhiều. Anh trai sinh đôi Ronald de Boer từng giãi bàyvào năm ngoái:

"Frank là người luôn muốn chiến thắng và muốn làm mọi thứ tốt nhất có thể. Mọi trận thua, mọi quyết định sa thải đều là nỗi đau đối với cậu ấy".

Frank de Boer được chọn là người dẫn dắt ĐT Hà Lan tại Euro sắp tới bởi ông là lựa chọn tốt nhất hiện có, sau khi người tiền nhiệmRonald Koeman bất ngờ gia nhập Barcelona mùa hè năm ngoái.

Cả hai vị chiến lược gia này đều đã có nhiều nămlàm việc ở nhiều nơi. Thế nhưng, khác với người đồng hương,De Boer không phải là cái tên tầm cỡ thế giới. Vị chiến lược gia nàylà một HLV khá bình thường, ôngthẳng tính và không giỏi ăn nói. Các giải pháp ông đưa ra luôn thực dụng và chỉ hướng đến việc giành chiến thắng. Bởi vậy, ông cũng muốn các cầu thủ làm mọi thứ để đạt được mục tiêu đó.

"DNA chiến thắng" đã được Frank de Boer duy trì trong suốt nhiều năm, và nó hình thành nên cá tính của ông. Trong những ngày cuối của sự nghiệp, De Boer thi đấu ở Qatar cùng anh trai. Dưỡng già khi đã ởsườn dốc bên kia của sự nghiệp, nhưng ông vẫn sẽ bực bội ra mặt nếu đồng đội chuyền bóng sai hoặc không thi đấu hết mình.

Anh trai Ronald De Boersau đó nói về tính cách thẳng thắn này của Frank De Boer:

"Nếu là tôi trong hoàn cảnh đó, có lẽ tôi sẽ mặc kệ tình hình. Nhưng Frank thì khác, cậu ấy lúc nào cũng thi đấu nghiêm túc."

Sau khi treo giày ở Qatar, De Boer đã dành 4 năm tiếp theo để học cách trở thành một HLV. Trong thời gian đó, ông dẫn dắt đội trẻ Ajax và có hai năm làm trợ lý cho HLV Bert van Marwijk ởĐT Hà Lan. Khi đó,

Cơn lốc màu da cam từng lọt vào chung kết World Cup 2010 nhưng đã nhận thất bại trước Tây Ban Nha.

Tính cách thẳng thắn của De Boer phần nào đó khiến ông không được lòng các cầu thủ.

Trong suốt 6 năm dẫn dắt Ajax, De Boer gặt hái được nhiều thành công nhưng bị đánh giá là không duy trì được những giá trị cốt lõi và lâu dài. Dù vậy, ông vẫn rất dũng cảm khi tiếp quản một Ajax đang rất hỗn loạn.

Thời điểm năm 2010, Johan Cruyff đang đóng vai trò cố vấn ở Amsterdam. Sau thất bại trước Real Madrid ở Champions League 2010, Cruyff phản ứng rất mạnh và cho rằng Ajax đang không chỉ đánh mất vị thế ở bóng đá châu Âu, mà Ajax cũng không còn là chính mình nữa khi không còn đi theo tôn chỉ phát triển những cầu thủ "gà nhà".

Ông cũng cho rằng HLV trưởng lúc bấy giờ là Martin Jol đã người góp phần làm mấtbản sắc của CLB và chi quá nhiều tiền vào những thương vụ chuyển nhượng nhưng chẳng cho thấy hiệu quả.

"Thánh Johan" cho rằng đội bóng giờ đây như đang được chỉ đạo bởi những doanh nhân hơn là những người làm bóng đá, hệ thống đào tạo trẻ trứ danh cũng đang chết dần chết mòn và đã đến lúc phải thay đổi.

Và một trong những thay đổi đầu tiên, là HLV Jol bị sa thải sau đó vài tháng, De Boer được đôn lên làm HLV trưởng của Ajax. Cruyff cũng trở lại với vai trò thành viên ban lãnh đạo và bổ nhiệm hàng loạt cựu cầu thủ Ajax vào các vị trí then chốt. Trong đó, De Boer là người đứng đầu, Wim Jonk là giám đốc đào tạo trẻ, Dennis Bergkamp đóng vai trò cầu nối giữa đội trẻ và đội một, Marc Overmars là giám đốc kỹ thuật và Edwin van der Sar là giám đốc thương mại.

Trong 6 năm ở Ajax, thành tựu lớn nhất của De Boer là 4 chức vô địch Eredivisie.

Tuy nhiên, Johan Cruyff lại mắc sai lầm ở chỗ ông đã không quản lý được hết những vị trí này và phó mặc công việc ở thượng tầng.

Ở đội một, không rõ De Boer hay Overmars mới là người đứng đầu. Ở đội trẻ, Jonk là người nắm quyền nhưng phó tướng Ruben Jongkind mới là người chỉ đạo, nhưng hiểu biết chuyên môn của Jongkind là ở môn... điền kinh, thay vì bóng đá.

Thời gian sau, Jonk dần vắng mặt trong các buổi họp vì bất đồng quan điểm với De Boer. Ông cho rằng De Boer đã phớt lờ những lời khuyên của mình và mua những cầu thủ không cần thiết. Trong khi đó, mối quan hệ giữa De Boer và Overmars cũng trở nên căng thẳng vì lý do tương tự.

Xen giữa những bất đồng đó là Van Gaal, người có quan điểm về tương lai rất khác với Johan Cruyff. Trong khi Jonk, Bergkamp và Bryan Roy - những HLV trưởng của đội trẻ Ajax vào năm 2010 khá thân thiết với Cruyff, thì De Boer và Overmars lại chung tầm nhìnvới Van Gaal. Người tiền nhiệm Jol đã từng nói trước khi bị sa thải rằng:

"Nếu Cruyff đứng trên khán đài và lắc đầu, bạn biết thời gian của mình ở đây đã sắp hết".

Thi đấu rất tốt ở giải VĐQG nhưng Ajax của De Boer lại không giữ được phong độ đó ở các giải đấu cấp châu lục.

Tổng cộng, De Boer giành được 4 chức vô địch Hà Lan dưới tư cách HLV. Ông đã làm rất tốt công việc dù chịu áp lực từ thứ gọi là

"cách mạng đỏ" do Cruyff khởi xướng (khi cố huyền thoại bóng đá Hà Lan bổ nhiệm hàng loạt cựu danh thủ Ajax vào bộ máy ban lãnh đạo, đồng thời hướng CLB tới chính sách thiên về đào tạo trẻ).

Dù không vui với chính sách chuyển nhượng, De Boer vẫn giữ hòa khí với Overmars. Ôngkhông bao giờ phàn nàn công khai về những gì đang diễn ra, và những kết quả tốt của Ajax khiến ông tránh khỏi việc bị "sờ gáy", ngay cả khi ông đang hướng đội chơi theo hướng thực dụng nhiều hơn là lối chơi đẹp mắt - thứ bóng đá luôn là tôn chỉ suốt nhiều năm.

Nhưng kể cả khi Ajax thi đấu tốt(như Cruyff cũng đã thừa nhận), phong cách và lối đá này khiến đội bóng không nhận được sự ủng hộ từ người hâm mộ. Ajax thống trị sân chơi ở Hà Lan, nhưng lại chật vật khi chinh chiến ở đấu trường châu Âu. Một phần lý do đến từ việc De Boer chỉ có trong tay những cầu thủ tầm trung, trái ngược hoàn toàn với hàng chục triệu bảng mà CLB bỏ ra để mua tân binh người Brazil những năm trước.

Tháng Ba năm 2016, Ajax để tuột mất chức vô địch vào vòng đấu cuối với trận hòa trước De Graafschap, cho dù đã đứng đầu BXH trong suốt 33 vòng đấu trước đó. Ít lâu sau đó, De Boer chia tay Ajax, để bước sang trang mới của sự nghiệp.

Nhưng đáng tiếc, nhưng gì diễn ra sau đóchẳng khác nào gáo nước lạnh dội lên mọi thành tích mà ông đã xây dựng được suốt 6 năm qua.

De Boer đối mặt với không ít thử thách ở Italia khi chưa thể định hình lối chơi cho đội bóng.

Trong vòng 1 năm, De Boer bị cả Inter Milan và Crystal Palace sa thải. Thời gian ông nắm quyền ở cả hai CLB này chỉ kéo dài vỏn vẹn 161 ngày. Sau cơn ác mộng mang tên De Graafschap, ông đến Italia để thay thế cho Roberto Mancini.

Trong tình cảnh chỉ còn chưa đầy 2 tuần là Serie A sẽ khai màn, sự thiếu chuẩn bị của toàn đội đã thể hiện rõngay ở những trận đầu tiên. Họ trải qua thất bại 0-2 trước Chievo, trận hòa 1-1 trước Palermo trên sân nhà, trận thắng sít sao trước Pescara trước khi đón tiếp Juventus đến San Siro.

Đó cũng là chiến thắng đầu tiên của Inter trên sân nhà trong một trận Derby d'Italia suốt 6 mùagiải vừa qua. Lúc này, De Boer như một người hùng đối với Inter. Ông có thêm cơ sở để cho rằngrằng

Nerazzurri - đội bóng đã không giành được danh hiệu nào kể từ năm 2010, cần thay đổi toàn bộ cấu trúc vận hành.

De Boer cho rằng cách tiếp cận trận đấu mà ông sử dụng ở Ajax cũng sẽ hiệu quả ở Inter, mà không mảy may nghĩ đến việc điều chỉnh phương pháp để phù hợp với nền bóng đá ở Italia. Không những vậy, phòng thay đồ của Inter đãxuất hiện sự chia rẽ. De Boer không thể loại bỏ những cầu thủ nằm ngoài kế hoạch củamình để mang về những bản hợp đồng chất lượng hơn.

Nhà cầm quân này phản ánh:

"Tôi đã phải đối mặt với một nhóm cầu thủ thối nát trong phòng thay đồ, nhưng không được phép loại bỏ họ. Nếu muốn tạo ra sự thay đổi, bạn phải giải quyết vấn đề này ngay từ đầu. Có lẽ vì tôi đã không cứng rắn với họ".

Những thất bại nối tiếp trước Roma, Cagliari và Atalanta đã đặt lên De Boer hàng tấn áp lực. Thậm chí các buổi tập còn được quay hình để các giới chủ xem trực tiếp từ Trung Quốc. Trận thua đậm nhất của Intertrong giai đoạn đó là ở Europa League, trước đối thủ Hapoel Be'er Sheva của Israel. Kết quả này còn khiến tờ

La Gazetta dello Sport đăng tải một bài viết có tiêu đề châm chọc: "Inter, các bạn không thấy xấu hổ sao?"

Sau 14 trận đấu với 7 thất bại, De Boer bị sa thải. Ông cho rằng thời gian đó là chưa đủ để mang lại sự tiến bộ. Ở Ajax, dù có chuyện gì xảy ra, HLV vẫn là người quan trọng nhất, nhưng ở Inter, De Boer chỉ có thể bất lực nói rằng:

"Những người khác muốn giữ quyền định đoạt".

Chỉ sau vỏn vẹn 84 ngày, De Boer đã bị Inter sa thải.

8 tháng sau khi rời Inter, De Boer gặp Steve Parish, chủ tịch của Crystal Palace. Parish cho rằng De Boer là một HLV có thể biến đội bóng Nam London từ một CLB tầm trung thành một ứng cử viên cạnh tranh cho suất dự cúp châu Âu.

Chủ tịch Crystal Palce cũng muốn một thứ bóng đá thú vị hơn những gì họ thể hiện dưới thời những nhà cầm quân trước đây là Tony Pulis, Neil Warnock và Sam Allardyce. Và De Boer thuyết phục rằng triết lý của ông khác với những người tiền nhiệm. Ông vạch ra kế hoạch tập luyện và mua bán cầu thủ, nhấn mạnh rằng sẽ cần thời gian để lắp ghép mọi thứ lại với nhau.

Quá trình đàm phán diễn ra trong 5 tuần. Rút kinh nghiệm từ Inter, De Boer nhanh chóng loại bỏ những cầu thủ ông không cần đến ngay lập tức. Một trong số đó có Damien Delaney, một hậu vệ kỳ cựu đã có gần 200 lần ra sân cho Palace. De Boer đã để cầu thủ 36 tuổi tập cùng đội trẻ cho đến khi tìm thấy bến đỗ mới. Cách đối xử này khiến Delaney cảm thấy mất mặt và điều đó làm thổi bùng lên những mâu thuẫn ở đây.

Mối quan hệ của De Boer với hai hậu vệ cánh là Martin Kelly và Joel Ward từ đó cũng xấu đi nhanh chóng. Kelly nói rằng anh đã bị rao bán, trong khi De Boer cố gắng kéo Ward về đá trung vệ vì nghĩ cầu thủ này không có đủ tốc độ. Quyết định sử dụng Luka Milivojevic ở vị trí trung vệ thay vì đá tiền vệ cũng khiến bản thân cầu thủ này và các đồng đội hoang mang.

Delaney chỉ tập luyện với đội một dưới quyền của De Boer trong 2 tuần. Năm 2019, anh từng giãi bày với

The Athletic : "Tôi không thi đấu, tôi không có mối liên hệ nào với ông ta. Thật ngạc nhiên khi mọi người đổ lôĩnhững thất bại của ông ta tại Palace lên đâùtôi. Nếu tôi ra sân trong 4 trận đấu của De Boer và thua cả 4 trận, tôi thể nhận một phần trách nhiệm, nhưng tôi thậm chí còn không được vào sân để theo dõi trận đấu. Tôi đã ra sân tập với đội trẻ, thậm chí còn chẳng được tập cùng các đồng đội của mình".

Không được lòng học trò khiến De Boer gặp khó khăn khi cầm quân ở Atlanta.

Trong mắt các cầu thủ Palace, De Boer là một người lạnh lùng và kiêu ngạo. Trong các buổi tập, các cầu thủ không hài lòng khi ông liên tục thực hiện những quả đá phạt để chỉ cho họ cách sút đúng. Nhưng thật ra De Boer chỉ muốn truyền đạt rằng mọi nỗ lực sẽ được đền đáp khi họ chăm chỉ luyện tập.

Trận đấu đầu tiên dưới tư cách thuyền trưởng của Palace, De Boer đón nhận thất bại 0-3 trên sân nhà trước đối thủ mới lên hạng Huddersfield Town. Không may lúc đó, chân sút chủ lực Wilfried Zaha dính chấn thương và phải nghỉ trong vài tuần.

Quyết định sa thải được đưa ra sau trận thua Burnley, cũng là trận thua thứ 4 ở Ngoại hạng Anh, và Palace không ghi được bàn thắng nào. Nhắc đến giai đoạn này, HLV Jose Mourinho thậm chí còn thẳng thừng gọi De Boer là

“HLV tồi nhất trong lịch sử Premier League”.

Và một lần nữa, De Boer lập luận rằng ông không có đủ thời gian để chứng tỏ bản thân và giải quyết các vấn đề của CLB.

Quãng thời gian của De Boer ở Inter và Crystal Palace chỉ kéo dài 161 ngày.

Chặng tiếp theo, 19 tháng ở Atlanta, một CLB đầy tham vọng vừa lên ngôi vô địch chỉ sau 2 mùa tham dự MLS. De Boer thừa hưởng một CLB đang trên đà thăng hoa nhưng khó khăn ở chỗ các cầu thủ đã quen với lối đá của Gerardo Martino. De Boer được đưa về để giúp phát triển những cầu thủ trẻ của CLB. Còn bản thân nhà cầm quân người Hà Lan muốn Atlanta kiểm soát bóng nhiều hơn, và chú trọng vào phòng ngự hơn.

Nhưng chỉ chưa đầy 7 tháng sau khi nhậm chức, những căng thẳng giữa ông và CLB bắt đầu bộc lộ một cách công khai.

Tháng 7 năm 2019, hậu vệ người Argentina Leandro Gonzalez Pirez không ngần ngại phát biểu:

"Có rất nhiều thay đổi trong lối chơi của CLB và chúng tôi không thích điều đó".

Tiền đạo Josef Martinez là người có tính cách khá ngỗ ngược. Trước đây, anh từng rời khỏi các buổi tập dưới thời Martino và điều đó đã tái diễn khi De Boer tới. Khi Martinez không có mặt ở đó, 8 cầu thủ Nam Mỹ của CLB không có ai để trò chuyện khi gặp vấn đề.

Vì vậy, De Boer cảm thấy một vài cầu thủ không hiểu hết chiến thuật mà ông muốn truyền đạt, khác với ở Ajax, các cầu thủ chỉ cần hướng dẫn một lần là sẽ làm được. Ngược lại, một vài cầu thủ Atlanta cảm thấy không được hướng dẫn rõ ràng và đầy đủ.

De Boer cũng có xích mích với ngôi sao đến từ River Plate, Pity Martinez khi cho rằng cầu thủ này không hết mình khi thi đấu. Martinez cũng cho rằng chiến thuật của De Boer không phù hợp với anh và toàn đội.

Sau cùng, ông đã phải nhượng bộ và để các cầu thủ chơi tự do hơn vào cuối năm 2019 nhưng sau đó lại trở về lối đá cũ vào đầu năm sau. Dù Atlanta đã vô địch hai giải đấu cúp, nhưng đáng tiếc, họlại dừng chân ở bán kết play-off tranh chức vô địchMLS.

Bước sang mùa giải 2020, Atlanta thua cả 3 trận ở vòng bảng và không ghi được bàn nào, De Boer nhận được tin nhắn hẹn gặp từ giám đốc kỹ thuật Carlos Bocanegra. Điều gì đến cũng phải đến, quyết định sa thải được đưa ra rất nhanh, De Boer lần thứ 3 trong 4 năm rơi vào cảnh thất nghiệp.

Đội tuyển Hà Lan sẽ thi đấu ra sao dưới thời De Boer ở Euro sắp tới là một câu hỏi đang chưa có lời giải.

Từng được xem là một trong những vị chiến lực gia người Hà Lan triển vọng nhất, De Boer được Marco van Basten đánh giá là một người có thiên phú để trở thành một HLV. Rời Ajax với nhiều thành công, nhưng De Boer bị nhiều người đánh giá là quá nhàm chán và dễ đoán.

Khi ở Ajax, De Boer 45 tuổi, hiện giờ, ông đã 51 tuổi. Với tư cách là HLV của đội tuyển quốc gia, trách nhiệm của ông là nặng nề hơn rất nhiều.

Cơn lốc màu da cam nhận được kỳ vọng rất lớn sẽ thể hiện tốt tại Euro, không chỉ vì họ rơi vào bảng đấu khá dễ thở gồm Ukraine, Áo và Bắc Macedonia, mà còn vì đội bóng có lợi thế thi đấu trên sân nhà. Đại bản doanh của đội ở Zeist chỉ cách Amsterdam chưa đầy một giờ đồng hồ di chuyển.

Theo Chi Tran/Goal

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/the-thao/dt-ha-lan-tai-euro-2020-hlv-frank-de-boer-la-diem-yeu/20210609071443333