Du lịch và môi trường song hành để phát triển

Hướng tới du lịch xanh, Ninh Bình đã có chính sách và hành động cụ thể, thu hút, tạo điều kiện để các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân chủ động tham gia vào hoạt động đầu tư, tôn tạo, duy trì, bảo vệ cảnh quan, phát triển du lịch.

Khu du lịch đất ngập nước Vân Long (Gia Viễn). Ảnh: Minh Đường

Kỳ II: HIỆU ỨNG TỪ CHÍNH SÁCH MỞ

Doanhnghiệp tham giavào bảo tồn

Ninh Bìnhcó thuận lợi là các doanh nghiệp tham gia phát triển du lịch, khai thác các giátrị của di sản cơ bản là các doanh nghiệp bảo tồn, tức là đặt vấn đề bảo tồnlàm nền tảng tạo ra tính bền vững cho sản phẩm du lịch của họ. Minh chứng rõrệt nhất là mô hình quản lý di sản có sự tham gia của tư nhân ở Quần thể danhthắng Tràng An.

Có 3 đối tác quan trọng nhất trong mô hình này đó là: hệ thốngcác cơ quan quản lý nhà nước về di sản văn hóa; các doanh nghiệp mạnh có chiếnlược phát triển bền vững, lâu dài và một cộng đồng cư dân địa phương tự giác,nhiệt tình ủng hộ; đối tác trung gian là các nhà khoa học có tâm và có tầm làmchức năng tư vấn, kết nối hai đối tác công và tư.

Ông PhạmSinh Khánh, Phó Giám đốc Ban quản lý danh thắng Tràng An cho biết: Các chuyên giaUNESCO đánh giá cao về mô hình “Hợp tác công – tư” tại Quần thể danh thắngTràng An, mô hình này mang lại nhiều lợi ích bởi tận dụng được nguồn lực tàichính và quản lý từ tư nhân, trong khi vẫn đảm bảo các lợi ích cho người dân.Nhìn từ góc độ Nhà nước, ưu điểm lớn nhất của hợp tác công tư là giảm được gánhnặng cũng như rủi ro đối với ngân sách. Vì mục tiêu lợi nhuận nên các nhà đâùtư (tư nhân) phải tìm cách để dự án được vận hành hiệu quả hơn, do đó mô hìnhnày giải quyết được vấn đề quản lý, khai thác kém hiệu quả.

Thêm vào đó, vơíviệc tham gia của khu vực kinh tế tư nhân, sự sáng tạo, ý thức trách nhiệm giảitrình cũng như sự minh bạch có khả năng sẽ được cải thiện hơn. Triển khai môhình này, ngay sau khi Quần thể danh thắng Tràng An được ghi danh là Di sản Vănhóa và Thiên nhiên thế giới, UBND tỉnh đã thành lập Ban chỉ đạo bảo tồn và pháthuy giá trị di sản thế giới; ban hành kế hoạch, chương trình hành động của tỉnhđể quản lý, bảo vệ di sản; kế hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị di sảnvăn hóa và thiên nhiên thế giới; quy chế quản lý về xây dựng trong khu Di sản.

Đồng thời, tổ chức tập huấn cho cộng đồng dân cư trong và ngoài vùng di sảnhiểu về các giá trị nổi bật toàn cầu của di sản, vai trò, trách nhiệm của ngươìdân trong việc bảo vệ, giữ gìn di sản. Tỉnh cũng thường xuyên xây dựng, hoànthiện quy chế, quy định cùng với công tác thanh tra, kiểm tra, định hướng chodoanh nghiệp khai thác sản phẩm một cách bền vững. Tuy vẫn còn những bất cập,nhưng có thể thấy Quần thể danh thắng Tràng An là một mô hình hợp tác quản lý,khai thác di sản có hiệu quả và bước đầu cho thấy sự hài hòa về lợi ích giưãNhà nước và doanh nghiệp.

Từ nhữngdoanh nghiệp tiên phong như ở Tràng An đã tạo ra hiệu ứng rất lớn trong cộngđồng về việc đầu tư phát triển du lịch xanh. Chúng tôi đi dọc theo đê hữu sôngHoàng Long, đoạn qua xã Gia Lạc (Gia Viễn) một khung cảnh hiện lên tĩnh lặng,thanh bình, ở một bãi bồi ven sông hàng nghìn con cò, vạc đổ về trú ngụ.

Anh HàVăn Lâm, người coi giữ vườn chim chia sẻ: Trước đây thuê lại bãi đất, tôi có ýđịnh cải tạo làm nông nghiệp. Nhưng thấy chim đổ về đây ngày một đông, tôiquyết định phá bỏ vườn cây dại đi, mà ngày ngày ra sức bảo vệ, ngăn cấm khôngcho những thợ săn đến săn bắn, đồng thời trồng thêm nhiều loại cây nữa để chim,cò có chỗ đậu. Khách du lịch tỏ ra rất thích thú với địa điểm này.

Nằm ngaytrung tâm bến thuyền Tam Cốc-Bích Động, cửa hàng thêu Minh Trang và nhà hàngchay Buddha Belly, mỗi năm tiếp đón hàng nghìn lượt khách du lịch trong vàngoài nước. Mới đây, 2 cửa hàng này đã đi tiên phong trong việc đầu tư thay thếcác dụng cụ, nguyên vật liệu, sản phẩm gần gũi thân thiết với môi trường như:túi vi sinh tự phân hủy, khay hộp đựng thức ăn bằng lá chuối, mo cau, gỗ, ốnghút bằng tre, tạo cảm giác gần gũi, an toàn cho người dùng.

Theo anh Lê DuyThiện, chủ nhà hàng chay Buddha Belly: khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đangcó xu hướng chọn các khách sạn, nhà hàng và các dịch vụ hàng hóa bền vững cónhãn sinh thái, thân thiện với môi trường. Họ có ý thức và nhu cầu cao về antoàn, về sức khỏe và ngày càng có nhiều người muốn quay về với thiên nhiên, vìvậy đầu tư kinh doanh theo hướng thân thiện với môi trường thực sự là cầnthiết.

Nhiều chínhsách hỗ trợ

Khởi điểmcho sự phát triển mạnh mẽ du lịch ở Ninh Bình là khi Nghị quyết số 15 của Tỉnhủy về phát triển du lịch đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 với nhiều chủtrương, chính sách đồng bộ, những giải pháp cụ thể về xây dựng quy hoạch tổngthể và quy hoạch chi tiết phát triển du lịch, về đầu tư phát triển hạ tầng vàxây dựng sản phẩm du lịch, đẩy mạnh quảng bá và xúc tiến du lịch; về chuẩn hoávà nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; nâng cao nhận thức cộng đồng và giáo dụccộng đồng về phát triển du lịch…

Trong đó, đều hướng đến mục tiêu phát triển dulịch theo hướng chuyên nghiệp, chất lượng, bền vững; phát triển du lịch gắn vơíbảo vệ môi trường tự nhiên, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc,mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương, đóng góp chung vào phát triển kinhtế-xã hội và thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

Cùng vơítạo điều kiện để các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia đầu tư, tôn tạo,duy trì, bảo vệ cảnh quan, phát triển du lịch, giải pháp quan trọng hàng đâùcủa ngành du lịch Ninh Bình còn là phát triển các sản phẩm du lịch thân thiện,giảm thiểu tác động đến môi trường. Tập trung ưu tiên phát triển sản phẩm dulịch văn hóa và sinh thái, chú trọng những sản phẩm du lịch xanh, tôn trọng yêútố tự nhiên và văn hóa địa phương.

Xây dựng các điểm du lịch thân thiện với môitrường cho các khách sạn, nhà hàng, doanh nghiệp lữ hành… đạt tiêu chuẩn về bảovệ môi trường và phát triển bền vững. Ngành Du lịch Ninh Bình cũng đẩy mạnhviệc áp dụng hệ thống các tiêu chuẩn ngành, tăng cường kiểm tra, giám sát đểduy trì chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch, tạo môi trường cạnh tranh lànhmạnh.

Nhiều giảipháp khác cũng được đưa ra để bảo vệ môi trường như: xử lý nước thải, thu gomrác thải, giảm tiếng ồn, hạn chế sử dụng túi ni-lông, trồng cây xanh, hướng dẫndu khách tham gia những hoạt động bảo vệ môi trường. Hiện nay, tại các điểm dulịch của tỉnh có đặt các thùng rác, các homestay đều có thùng rác và có côngtrình phụ, hệ thống xử lý nước thải, chất thải sinh hoạt...

Đặc biệt, hầu hếtcác đoàn khách khi đến du lịch, nghỉ dưỡng tại đây đều có ý thức giữ gìn vệsinh chung, không còn tình trạng xả rác bừa bãi. Thậm chí nhiều đoàn khách còntrực tiếp cùng với người dân địa phương tham gia làm đường giao thông, trồngcây xanh. Hiện, Ninh Bình còn đang xúc tiến tổ chức các hội thảo, diễn đàn đểtham vấn ý kiến đóng góp của chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà đầu tư, doanhnghiệp nhằm tạo sức sống mới cho ngành Du lịch, tìm ra hướng đi, cách làm hay,hiệu quả thiết thực để các giải pháp phát triển du lịch thực sự đi vào cuộcsống.

Giữ đượcgần như nguyên trạng cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, kỳ thú riêng biệt và nôỉtrội, Ninh Bình vụt lên thành một điểm sáng không chỉ của Việt Nam mà còn làcủa cả thế giới với hàng triệu lượt khách nước ngoài đến đây tham quan mỗi năm.Nếu như năm 2014, Ninh Bình đón gần 4,5 triệu lượt khách, doanh thu đạt gần 1nghìn tỷ đồng thì chỉ 5 năm sau (năm 2019) tỉnh đã đón 7,65 triệu lượt khách,doanh thu 3,6 nghìn tỷ đồng.

Hà Phương –Đào Duy
(Còn nữa)

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/du-lich-va-moi-truong-song-hanh-de-phat-trien-20200327074444630p15c43.htm