Dự thảo đề án đặt, đổi tên đường và công trình công cộng trên địa bàn Đà Nẵng năm 2018

PHẦN I. ĐẶT TÊN ĐƯỜNG PHỐ

PHẦN I. ĐẶT TÊN ĐƯỜNG PHỐ

D. Q. NGŨ HÀNH SƠN (tiếp theo)

Cầu vượt Hòa Cầm.

Cầu vượt Hòa Cầm.

II. KHU DÂN CƯ THUỘC XÃ HÒA PHONG (Sơ đồ 02HV): 11 đường.

1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Quảng Xương (tên dự kiến đặt đợt này), điểm cuối là đường 5,5m chưa đặt tên: Mặt đường có đoạn bê tông nhựa và có đoạn bê tông xi măng; chiều dài 570m; rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: LÊ VĂN HOAN

LÊ VĂN HOAN (1758 - 1828)

Ông quê ở làng Cẩm Toại, nay thuộc xã Hòa Phong, H. Hòa Vang, TP Đà Nẵng. Ông xuất thân võ tướng, theo phò vua Quang Trung, được phong đến chức Đô đốc quản Doanh ngũ cơ tượng binh. Ông từng theo vua đánh tan quân xâm lược Mãn Thanh, làm nên chiến thắng vẻ vang xuân Kỷ Dậu 1789. Ông từng đem binh phá tan quân cướp biển Trảo Oa - Java… Sau nhờ lập được nhiều chiến công dẹp Phiên Man, ông được thăng dần đến Thị nội Vệ úy, rồi được thăng Chưởng cơ trông coi ba cơ binh tượng. Đến đời vua Minh Mạng, ông có công dẹp giặc nổi loạn ở các xứ Tân Ninh, Trịnh Cao, Quỳ Hợp, Nghệ An. Do lập được nhiều chiến công, năm 1825, vua Minh Mạng xuống chiếu thăng Thự tượng quân Thống chế, quản Ngũ cơ tượng binh. Năm Minh Mạng thứ 9 - 1828, ông qua đời, được an táng tại quê nhà và được truy tặng hàm Tòng nhất phẩm, chức Đô thống chế Chưởng Phủ sự tượng binh.

2. Đoạn đường có điểm đầu là đường Quốc lộ 14B, điểm cuối là đường Túy Loan 1 (tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 2.500m; rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3,5m.

- Đề nghị đặt tên đường: QUẢNG XƯƠNG

Quảng Xương là một huyện nằm về phía Đông Nam của tỉnh Thanh Hóa, là huyện kết nghĩa của Hòa Vang trong công cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước.

3. Đoạn đường hình chữ U, có điểm đầu và điểm cuối là đường Quảng Xương (tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 190m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: TÚY LOAN 1

Túy Loan là một trong những làng cổ thuộc địa phận xã Hòa Phong, H. Hòa Vang, được hình thành cách nay hơn 500 năm. Tổ của làng là năm vị tiền hiền các họ Ðặng, Lâm, Nguyễn, Trần, Lê vào năm 1470, theo chiếu của vua Lê Thánh Tông đi mở mang bờ cõi về phía Nam. Các vị chọn vùng đất có địa thế đẹp này để khai khẩn, lập làng, đặt tên làng là Thúy Loan (có nghĩa là ngọn núi cao màu xanh), về sau, nhân dân gọi chệch thành Túy Loan.

4. Đoạn đường có điểm đầu và điểm cuối đều là đường Túy Loan 1 (tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 110m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: TÚY LOAN 2

5. Đoạn đường có điểm đầu là đường Quảng Xương, điểm cuối là đường Túy Loan 5 (2 tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê tông xi măng; chiều dài 170m; rộng 3,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 1,5m.

- Đề nghị đặt tên đường: TÚY LOAN 3

6. Đoạn đường có điểm đầu là đường Quảng Xương, điểm cuối là đường Túy Loan 3 (02 tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê tông xi măng; chiều dài 180m; rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: TÚY LOAN 4

7. Đoạn đường có điểm đầu đường Quảng Xương, điểm cuối là đường Túy Loan 3 (02 tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê tông xi măng; chiều dài 180m; rộng 3,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 1,5m.

- Đề nghị đặt tên đường: TÚY LOAN 5

8. Đoạn đường có điểm đầu là đường Quảng Xương, điểm cuối là đường Lê Văn Hoan (02 tên dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 140m; rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: TÚY LOAN 6

9. Đoạn đường có điểm đầu là đường Quảng Xương điểm cuối là đường Lê Văn Hoan (02 tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 120m; rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: TÚY LOAN 7

10. Đoạn đường có điểm đầu là đường Túy Loan 7, điểm cuối là đường Túy Loan 9 (02 tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 150m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên có đoạn rộng 3m và có đoạn 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: TÚY LOAN 8

11. Đoạn đường có điểm đầu là đường Quảng Xương, điểm cuối là đường Lê Văn Hoan: Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 110m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: TÚY LOAN 9

V. KHU TĐC HÒA NHƠN (Sơ đồ 05HV): 8 đường.

1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Trường Sơn, điểm cuối là đường Gò Lăng 8: Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 300m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: GÒ LĂNG 1

Gò Lăng là một trong những địa danh có từ lâu đời trên địa bàn xã Hòa Nhơn (H. Hòa Vang). Hiện nay khu tái định cư Hòa Nhơn nằm toàn bộ trên cánh đồng này nên đặt tên các tuyến đường theo tên xứ đất là Gò Lăng.

2. Đoạn đường có điểm đầu là đường Trường Sơn, điểm cuối là đường Gò Lăng 8 (tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 310m; rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: GÒ LĂNG 2

3. Đoạn đường có điểm đầu là đường Gò Lăng 2, điểm cuối là đường Gò Lăng 6 (02 tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 210m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: GÒ LĂNG 3

4. Đoạn đường có điểm đầu là đường Gò Lăng 6, điểm cuối là đường Gò Lăng 7 (02 tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 50m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: GÒ LĂNG 4

5. Đoạn đường có điểm đầu là đường Gò Lăng 3, điểm cuối là đường Gò Lăng 8 (02 tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 620m; mặt đường có đoạn rộng 5,5m và có đoạn 7,5m; vỉa hè mỗi bên có đoạn rộng 3m và có đoạn 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: GÒ LĂNG 5

6. Đoạn đường có điểm đầu là Khu vực quy hoạch, điểm cuối là đường Gò Lăng 5 (tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 650m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: GÒ LĂNG 6

7. Đoạn đường có điểm đầu là đường Gò Lăng 4, điểm cuối là đường Gò Lăng 5 (02 tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 575m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: GÒ LĂNG 7

8. Đoạn đường có điểm đầu là đường Gò Lăng 2, điểm cuối là đường Gò Lăng 5 (02 tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 370m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: GÒ LĂNG 8

PHẦN II. ĐẶT TÊN CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG

I. CÔNG TRÌNH CẦU

1. Cầu vào khu Đảo Nổi nối từ đường Thăng Long vào Đảo Nổi thuộc phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ; mặt cầu bê tông nhựa, chiều dài toàn cầu 55,8m, bề rộng 10,5m và bề rộng lề bộ hành hai bên 1,5m.

- Đề nghị đặt tên: CẦU ĐẢO NỔI

Đảo Nổi là tên của dự án thực hiện cho khu vực này, thuộc P. Khuê Trung, Q. Cẩm Lệ.

2. Cầu vượt Hòa Cầm nằm trên Quốc lộ 14B và Quốc lộ 1, thuộc P. Hòa Thọ Đông và Hòa Thọ Tây, Q. Cẩm Lệ; mặt cầu bê tông nhựa, chiều dài toàn cầu 248,2m, bề rộng 21m và bề rộng lề bộ hành hai bên 2,5m.

- Đề nghị đặt tên: CẦU VƯỢT HÒA CẦM

3. Cầu số 1 trên đường Minh Mạng nối dài, thuộc P. Khuê Mỹ và Hòa Quý, Q. Ngũ Hành Sơn; mặt cầu bê tông nhựa, chiều dài toàn cầu 177m, bề rộng 15m và lề bộ hành hai bên 2m.

- Đề nghị đặt tên: CẦU BỜ QUAN

Bờ Quan là tên một con đập ngăn mặn trên sông Cổ Cò, tiếp giáp các phường Hòa Quý, Hòa Hải và Khuê Mỹ, thuộc Q. Ngũ Hành Sơn.

4. Cầu giao nhau giữa các đường Tôn Đức Thắng - Điện Biên Phủ và Hoàng Thị Loan - Trường Chinh, thuộc địa bàn các quận Liên Chiểu, Thanh Khê và Cẩm Lệ; mặt cầu bê tông nhựa, chiều dài toàn cầu 800m, bề rộng 15m và lề bộ hành hai bên 1,5m.

- Đề nghị đặt tên: NÚT GIAO THÔNG NGÃ BA HUẾ

Ngã Ba Huế là tên gọi được hình thành vào đầu thập niên 40 của thế kỷ X, là cửa ngõ phía Tây Bắc của Đà Nẵng, dẫn vào con đường độc nhất đi Huế mà khi xưa tất cả phương tiện vào Nam hay ra Bắc đều buộc phải đi qua.

PHẦN III. ĐIỀU CHỈNH ĐỔI TÊN VÀ ĐẶT TIẾP ĐOẠN CUỐI ĐƯỜNG HUYỀN TRÂN CÔNG CHÚA (Sơ đồ 05NHS).

Tại Q. Ngũ Hành Sơn, đường Huyền Trân Công Chúa có điểm đầu là đường Lê Văn Hiến, điểm cuối là đường Trường Sa, gồm các đoạn: Đoạn thứ nhất dài 620 m; đoạn thứ hai dài 180 m; đoạn thứ 3 dài 60 m.

Do điều chỉnh quy hoạch các dự án, nay điều chỉnh như sau:

a) Giữ nguyên đường Huyền Trân Công Chúa đoạn thứ nhất và đặt tiếp tên đường Huyền Trân Công Chúa đối với đoạn đường chưa có tên, dài 180 m, từ cuối đoạn thứ nhất đến đường Trường Sa. Tổng hợp, tuyến đường có điểm đầu là đường Lê Văn Hiến, điểm cuối là đường Trường Sa, dài 800m, có tên là Huyền Trân Công Chúa.

b) Đổi tên đường Huyền Trân Công Chúa trước đây tại đoạn thứ hai và kết hợp đoạn đường chưa có tên, dài 200 m, từ cuối đoạn thứ hai đến đường Non Nước.

Tổng hợp, tuyến đường có điểm đầu là đường Huyền Trân Công Chúa, điểm cuối là đường Non Nước, dài 380 m, đặt tên mới là Mộc Sơn 5.

d) Xóa tên Huyền Trân Công Chúa tại đoạn thứ ba vì không đủ điều kiện hạ tầng, trở thành kiệt.

HẾT

Nguồn CAĐN: http://cadn.com.vn/news/75_198865_du-thao-de-an-dat-doi-ten-duong-va-cong-trinh-cong-cong-tren-dia-ban-da-nang-nam-2018.aspx