Dự trữ Uranium của Iran và tương lai của thỏa thuận JCPOA

Behrouz Kamalvandi, phát ngôn viên của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Iran đã làm rõ những kế hoạch của Tehran trong giai đoạn tiếp theo về chương trình làm giàu năng lượng hạt nhân và khả năng hiện đại hóa lò phản ứng nước nặng.

Cơ sở hạt nhân nước nặng tại Arak, Iran.

Cơ sở hạt nhân nước nặng tại Arak, Iran.

Ngày 20.5, phát ngôn viên của Cơ quan Năng lượng Hạt nhân Iran, Behrouz Kamalvandi đã thông tin cho báo Tasnim, làm rõ những biện pháp mà tổng thống Hassan Rouhani tuyên bố liên quan đến những cam kết của Iran trong Chương trình Hành động chung toàn diện năm 2015 [JCPOA - thường được gọi tắt là Thỏa thuận Hạt nhân Iran].

Vào ngày 8.5, ông Rouhani tuyên bố Iran sẽ dừng tuân theo 2 điều khoản trong thỏa thuận năm 2015. Hai điều khoản này nhằm thực thi việc sự hạn chế có kiểm chứng với chương trình hạt nhân dân sự của Iran nhằm đổi lại việc gỡ bỏ một số lệnh trừng phạt. Đầu tiên, Iran sẽ không tiếp tục giữ lượng Uranium làm giàu mức thấp (LEU) ở mức hạn chế dưới 300kg được thỏa thuận cho phép. Tiếp theo, nước này cũng sẽ không tuân theo hạn chế về nước nặng theo thỏa thuận.

Tuyên bố của ông Rouhani được đưa ra nhằm đổ lỗi cho Hoa Kỳ. 2 điều khoản đặc biệt này có hiệu lực vài ngày sau khi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tuyên bố rằng Washington sẽ trừng phạt bất cứ cá nhân hay thực thể nào dính líu tới việc cho phép Iran đồng ý xuất khẩu lượng LEU thừa ra khỏi biên giới nước này để đổi lấy Uranium tự nhiên (điều này được JCPOA cho phép). Chính quyền của ông Trump cũng nói rằng sẽ không cho phép bất cứ lượng nước nặng nào tới Iran "theo bất cứ hình thức nào".

Liên quan tới vấn đề này, những sự lưu ý của Kamalvandi trong tuần đã nhận được nhiều chú ý. Tiêu đề bài báo của Tasnim là Iran sẽ tăng mạnh sản lượng Uranium được làm giàu. Hiện tại, hãng tin AP đã nhấn mạnh trên bài viết của mình là Tehran sẽ tăng gấp 4 lần sản lượng. Điều này có vẻ đúng nhưng những thứ dính líu đến nó cần được làm rõ.

Đầu tiên, hoạt động làm giàu Uranium vẫn tuân thủ JCPOA. Iran vẫn chưa làm giàu Uranium trên mức 3,67% U-235. Trước khi có thỏa thuận JCPOA, Iran đã làm giàu U-235 ở mức 20% - cao hơn rất nhiều so với quan ngại của những hiệp định cấm phổ biến vũ khí hạt nhân.

Điểm cốt lõi mà ông Kamalvandi nhấn mạnh là Tehran sẽ tăng tỷ lệ sản xuất LEU. Ý nghĩa thực tế của điều này là Iran sẽ sản xuất nhiều hơn và nhanh chóng hơn lượng LEU, vượt qua mức hạn chế 300kg được JCPOA cho phép. Ở điểm này, ông Kamalvandi ám chỉ rằng hành động sẽ bắt đầu được thực hiện trong khoảng thời gian ít nhất là 4 ngày với lượng máy ly tâm mà Iran hiện đang cho hoạt động.

Tất cả những điều trên nhất quán với những gì tổng thống Rouhani đã phát biểu trừ việc làm rõ tỷ lệ sản xuất. Quyết định của tổng thống Iran ngừng việc tuân thủ sự hạn chế LEU và nước nặng được thực thi nhằm gây áp lực cho Pháp, Anh quốc, Đức, Nga và Trung Quốc - những nước còn lại vẫn tham gia JCPOA - một tỷ lệ sản xuất lớn hơn sẽ là một phương thức khác nhằm tạo nên áp lực.

Ông Kamalvandi cũng nhấn mạnh những gì ông Rouhani đã làm: Thời gian đang hết và Tehran sẽ đưa ra quyết định mới theo 2 bước xa hơn, nhiều hậu quả hơn và nằm ngoài JCPOA trong khoảng thời gian 60 ngày kể từ ngày 8.5. Ở điểm này, Iran sẽ quyết định liệu họ có tiếp tục làm giàu U-235 ở mức 20% trước khi có JCPOA hay không và liệu có thay đổi việc hiện đại hóa lò phản ứng nước nặng Arak.

Tất cả những biện pháp trên sẽ giúp Iran giảm thời gian để chế tạo một quả bom nguyên tử. Nó cũng trở thành quyết định chính trị rút khỏi JCPOA và hoàn toàn vũ khí hóa hạt nhân trong tương lai. Mỗi biện pháp này sẽ là một sự vi phạm nghiêm trọng JCPOA, có thể khiến cho những bên tham gia thỏa thuận đưa ra các lệnh trừng phạt "trả đũa", và chấm dứt những lợi ích cố lõi đã đạt được trong thỏa thuận năm 2015.

Tiệp Nguyễn

Nguồn VietTimes: http://viettimes.vn/du-tru-uranium-cua-iran-va-tuong-lai-cua-thoa-thuan-jcpoa-354682.html