Đưa vào huấn luyện trở lại, Việt Nam sẽ tái biên chế pháo M114?

Trong một phóng sự mới đây của Kênh Quốc phòng Việt Nam, pháo kéo 155mm M114 bất ngờ xuất hiện trở lại trong nhiệm vụ huấn luyện và nâng cao chất lượng đào tạo của Lữ đoàn pháo binh 6.

Theo đó trong phóng sự “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trực tiếp huấn luyện” tại Lữ đoàn pháo binh 6, Quân khu 9, pháo kéo 155mm M114 bất ngờ xuất hiện trong vai trò khí tài huấn luyện cho các cán bộ tại lữ đoàn. Bản thân Lữ đoàn pháo binh 6 cũng đang có trong trang bị pháo M114 và từng tham gia nhiều đợt diễn tập bắn đạn thật với loại pháo kéo hạng nặng này. Nguồn ảnh: QPVN.

Việc pháo kéo M114 xuất hiện trong giáo trình huấn luyện cho các cán bộ làm nhiệm vụ trực tiếp huấn luyện ở Lữ đoàn pháo binh 6, cho thấy M114 vẫn đang được sử dụng và có trong biên chế chính thức tại lữ đoàn. Bên cạnh đó, nhiều khả năng các đơn vị pháo M114 của Lữ đoàn pháo binh 6 vẫn đang trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu sau nhiều năm đưa vào trang bị. Nguồn ảnh: QPVN.

Về lai lịch của M114, đây là dòng pháo kéo hạng nặng được Quân đội ta đưa vào trang bị từ sau năm 1975 và hoạt động liên tục cho tới tận ngày nay. Tuy nhiên, do một số hạn chế về khả năng duy trì tình trạng chiến đấu của M114 nên mẫu pháo này không nằm trong lực lượng pháo binh chủ lực của Việt Nam. Nguồn ảnh: QPVN.

Ở thời điểm hiện tại, M114 là mẫu pháo kéo có cỡ nòng lớn nhất của binh chủng pháo binh lên đến 155mm. Tuy nhiên xét về tầm bắn thì M114 thua xa M46 130m mẫu lựu pháo chủ lực của pháo binh Việt Nam, với tầm bắn lần lượt là 14.6km so với 27.5km Nguồn ảnh: QPVN.

Pháo kéo M114 155mm có trong biên chế quân đội ta hiện tại được chế tạo bởi hãng vũ khí Rock Island Arsenal (Mỹ) từ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, và kể từ đó cho tới nay M114 vẫn giữ vai trò quan trọng trong lực lượng pháo binh một số nước. Nguồn ảnh: QPVN.

Về thiết kế cơ bản pháo kéo M114 155mm có trọng lượng khi hành quân là 5,8 tấn, khi chiến đấu là 5,6 tấn, chiều dài nòng 3,79m, cao 1,8m, rộng 2,43m khi hành quân. Và nó cần tới 11 binh sĩ để vận hành nhiều hơn ba thủ pháo so với M46. Nguồn ảnh: QPVN.

Những năm qua, Lữ đoàn pháo binh 6, Quân khu 9 luôn giữ vững thành tích huấn luyện giỏi. Để có được kết quả đó, một trong những giải pháp mà Lữ đoàn thực hiện tốt đó là tích cực nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác huấn luyện. Nguồn ảnh: Báo Quân đội Nhân dân.

Trong đó trọng tâm là tập huấn, bồi dưỡng năng lực tham mưu, phương pháp quản lý điều hành và kỹ năng xử lý tình huống trong huấn luyện nhất là đối với cán bộ trẻ, qua đó giúp đội ngũ này nắm chắc kiến thức chuyên môn, vững về phương pháp sư phạm, nâng cao chất lượng huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu của đơn vị. Nguồn ảnh: Báo Quân đội Nhân dân.

Trong ảnh là một buổi huấn luyện với pháo kéo M101 105mm của Lữ đoàn pháo binh 6, đơn vị này được trang bị cả hai dòng pháo kéo do Mỹ sản xuất gồm M101 và M114. Tuy nhiên, các dòng pháo chủ lực vẫn là các mẫu lựu pháo và pháo kéo do Liên Xô trước đây chế tạo. Nguồn ảnh: Báo Quân đội Nhân dân.

Hiện tại dù còn nhiều khó khăn trong việc triển khai M114 cho nhiệm vụ huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu trong biên chế các đơn vị pháo binh Việt Nam, nhưng hy vọng trong tương lai những hạn chế của M114 Việt Nam sẽ sớm được khắc phục để mẫu pháo này hoàn thành tốt vai trò và nhiệm vụ của mình. Nguồn ảnh: Báo Bình Định.

Hình ảnh các pháo thủ của Đại đội pháo binh 8, Lữ đoàn pháo binh 572, nạp đạn M107 cho khẩu pháo M114, trong một đợt diễn tập vào năm 2015 hình ta có thể thấy để vận hành tổ đội pháo này cần tới 7 pháo thủ. Nguồn ảnh: Báo Bình Định.

Hình ảnh hiếm hoi về trận địa pháo M114 của Quân đội ta trong diễn tập bắn đạn thật. Nguồn ảnh: Báo Bình Định.

Mời độc giả xem video: Trận địa pháo M114 của Quân đội Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam. (nguồn CriticalPast)

Trà Khánh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/dua-vao-huan-luyen-tro-lai-viet-nam-se-tai-bien-che-phao-m114-1116454.html