Đưa “ý thức trách nhiệm” của dân vào Luật

Chiều nay, 17/11 các đại biểu thảo luận tại hội trường về Dự thảo Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật(PBGGPL). Theo ý kiến nhiều đại biểu cần bổ sung và đưa ý thức trách nhiệm của người dân vào Luật PBGDPL tránh“buông xuôi” trước các hành vi tiêu cực

Các đại biểu nhất trí vấn đề được nêu trong Tờ trình của Chính phủ. Tuy nhiên, theo Ủy ban Pháp luật của Quốc hội(QH), dự thảo Luật tuy đã được tiếp thu chỉnh lý nhưng vẫn còn tập trung nhiều vào các biện pháp một chiều.Các quy định của dự thảo Luật về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong công tác PBGDPL chưa rõ ràng, chưa giải quyết được các bất cập còn tồn tại hiện nay.

Các đại biểu thảo luận tại hội trường-Ảnh internet

Nhận thức về vai trò của công tác PBGDPL chưa thực sự đầy đủ. Nội dung PBGDPL còn nặng theo định hướng chủ quan … Hình thức PBGD còn máy móc, nhiều điểm không phù hợp với tình hình thực tiễn.

Theo đại biểu Bùi Ngọc Vinh-Hải Phòng,để nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác PBGDPL thì cần phải đẩy mạnh xã hội hóa nhằm huy động tổng hợp các nguồn lực cho công tác này. Tuy nhiên, trong dự thảo Luật mới chỉ quy định chung chung “Nhà nước thực hiện xã hội hóa”, “khuyến khích”, “hỗ trợ”, “có chính sách hỗ trợ”....

Ngay chính Bộ Tư pháp cũng phải thừa nhận một thực tế là việc PBGDPL ở nhiều nơi vẫn còn mang tính phong trào, chưa đi được vào những nội dung pháp luật mà người dân cần, đặc biệt là hình thức PBGDPL mặc dù đã được áp dụng khá đa dạng, phong phú song vẫn chưa thu hút được nhiều đối tượng.

Dự thảo Luật quy định hình thức giáo dục pháp luật chính khóa được thực hiện thông qua môn học giáo dục công dân trong trường phổ thông. Ủy ban Pháp luật đề nghị không nên quy định cứng việc giáo dục pháp luật bắt buộc phải được thực hiện thông qua môn học giáo dục công dân. Tùy từng cấp học, lớp học khác nhau mà có thể thực hiện giáo dục pháp luật thông qua môn học giáo dục công dân hoặc lồng ghép trong các môn học khác như: Kể chuyện, Đạo đức, Tiếng Việt, Lịch sử v.v…

Thảo luận tại hội trường, nhiều đại biểu cho rằng, quy định về nội dung PBGDPL trong dự thảo Luật vẫn còn chủ yếu thiên về phổ biến, giáo dục kiến thức pháp luật (các văn bản pháp luật). Thực tiễn cho thấy không phải cứ có kiến thức pháp luật là chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật mà còn phụ thuộc rất nhiều vào ý thức chủ quan của mỗi cá nhân.

Tình trạng buông xuôi, chấp nhận tiêu cực, vi phạm pháp luật để “được việc” vẫn còn xảy ra khá phổ biến trong nhân dân. Do đó, cần bổ sung nội dung PBGDPL bao gồm cả ý thức chấp hành pháp luật, lợi ích của việc chấp hành pháp luật, ý thức đấu tranh của người dân trước các hành vi vi phạm pháp luật... tránh tình trạng "buông xuôi" trước các hành vi tiêu cực...

H.Phương

Nguồn Infonet: http://infonet.vn/Detail.aspx?ArticleID=2960