Toàn cảnh khu vực sạt lở ở Trà Leng

Vụ sạt lở do lũ ống, lũ quét kinh hoàng xảy ra trưa 28/10 đã san phẳng nóc Ông Đề với 11 hộ dân ở thôn 1, xã Trà Leng, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam. Cảnh tượng hoang tàn, tang thương khiến mọi người bàng hoàng. Những đợt mưa lớn vẫn chực chờ phía trước tiềm ẩn nguy cơ sạt lở...

Tính đến chiều tối 30/10, đã có 33 trong tổng số 53 nạn nhân vụ sạt lở núi tại thôn 1, xã Trà Leng được cứu sống, trong đó 18 người bị thương được đưa đến trung tâm y tế các huyện Nam Trà My, Bắc Trà My để cứu chữa. Trong số 20 người chết và mất tích từ vụ sạt lở núi ở thôn 1 xã Trà Leng hiện đã tìm được 8 thi thể. Trong ảnh là toàn cảnh thôn 1, xã Trà Leng sau vụ sạt lở kinh hoàng vùi lấp nhiều người.

Tính đến chiều tối 30/10, đã có 33 trong tổng số 53 nạn nhân vụ sạt lở núi tại thôn 1, xã Trà Leng được cứu sống, trong đó 18 người bị thương được đưa đến trung tâm y tế các huyện Nam Trà My, Bắc Trà My để cứu chữa. Trong số 20 người chết và mất tích từ vụ sạt lở núi ở thôn 1 xã Trà Leng hiện đã tìm được 8 thi thể. Trong ảnh là toàn cảnh thôn 1, xã Trà Leng sau vụ sạt lở kinh hoàng vùi lấp nhiều người.

Chiều 30/10, trên địa bàn huyện Nam Trà My trời mưa to đến rất to và theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn ngày hôm nay (31/10) đến hết ngày 1/11 khu vự này tiếp tục có mưa, tiềm ẩn nhiều nguy cơ sạt lở núi. Để đảm bảo an toàn cho bà con, địa phương đã lên phương án sơ tán dân vùng nguy cơ lũ quét, lũ ống, sạt lở núi đến nơi an toàn; hỗ trợ lương thực, thực phẩm giúp bà con sớm ổn định cuộc sống. Trong ảnh là Nóc Ông Đề - thôn 1, xã Trà Leng nay bị đất đá phủ lấp.

Theo báo cáo của tỉnh Quảng Nam, số người thiệt hại do bão số 9 tính đến 14 giờ chiều 30/10 lên đến 92 người, tập trung ở các huyện miền núi Nam Trà My, Bắc Trà My, Phước Sơn, Hiệp Đức. Riêng ở huyện Nam Trà My, số người chết, bị thương và mất tích lên tới 77 người. Trong ảnh là khe nước gây sạt lở cuốn phăng cây cối, đất đá.

Công tác tìm kiếm vẫn đang đươch tranh thủ từng giờ từng phút, chạy đua với thời gian để tránh hiện tượng thời tiết xấu hơn nữa. Ở Trà Leng, đêm qua - 30/10, các lực lượng đã làm xuyên đêm để tìm kiếm nạn nhân. Riêng Trà Leng có thêm những chuyên gia nghiên cứu về sạt lở đất, để cánh báo và đưa ra những tư vấn khi tìm kiếm tránh trường hợp bị sạt lở đất lại. Còn bên Phước Sơn cũng chủ yếu là đội tìm kiếm tại chỗ, các lực lượng chính quy chưa tiếp cận được. Trong ảnh: Đầu nguồn khe giờ đã thành dòng chảy lớn.

Các lực lượng nỗ lực tìm kiếm tại khu vực hiện trường.

Hơn 500 người thuộc các lực lượng được huy động để tìm kiếm.

Lực lượng cứu hộ vẫn dang nỗ lực vượt qua điều kiện thời tiết xấu để tìm kiếm nạn nhân.

Nhà cửa vườn tược biến mất giờ chỉ còn bùn đất.

Con đường nay đã biến mất, chênh vênh bên sườn núi lở lói

Không còn ai nhận ra nóc Ông Đề trước đây.

Lực lượng cứu hộ vất vả di chuyển vật dụng, đào bới tìm nạn nhân

Thiết bị cơ giới san gạt bùn đất để mở đường.

Khe nước chảy qua nóc Ông Đề nay đã không còn.

Từng là ngôi làng xanh tươi trù phú (Ảnh google map).

Trượt sạt núi có thể sẽ gây mất an toàn trong những đợt mưa tiếp theo.

Sạt lở ở 1 nhánh sông Tranh.

Con đường dẫn về xã Trà Leng giờ đây tiềm ẩn với những điểm sạt trượt ven sườn núi.

Con đường dẫn về xã Trà Leng giờ đây tiềm ẩn với những điểm sạt trượt ven sườn núi.

Con đường dẫn về xã Trà Leng giờ đây tiềm ẩn với những điểm sạt trượt ven sườn núi.

Hàng loạt điểm sạt trượt khắp nơi nguy cơ uy hiếp tính mạng, tài sản của người dân Nam Trà My.

Hải Sơn/VOV-Miền Trung

Nguồn VOV: https://vov.vn/xa-hoi/toan-canh-khu-vuc-sat-lo-o-tra-leng-814102.vov