Đức Mẹ Maria trong văn hóa ứng xử của người Công giáo tại Hà Nội qua nghiên cứu tại giáo xứ Thái Hà (Bài 3)

Đồng bào Công giáo giáo xứ Thái Hà luôn khơi dậy và phát huy truyền thống, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng dân cư làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần trong giáo xứ. Người Công giáo luôn thực hiện tốt các mô hình bảo đảm an ninh trật tự. Những người mắc tệ nạn xã hội như cờ bạc, ma túy, trộm cắp luôn ở tỉ lệ nhỏ, nhân dân sống hòa thuận.

Đức tin là nhân đức nổi bật nhất trong cuộc đời của Đức Maria. Bà thánh Elisabet lớn tiếng ngợi khen đức tin của Đức Mẹ: “Em thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em” (Lc 1,45).

Nguyên từ ngữ “đức tin” cũng đã là một điều rất khó giải thích. Vì tin khác với “đức tin”. Đặc biệt khi chúng ta phải dùng đến nhân đức để mà “tin” những gì con mắt tự nhiên, lý trí tự nhiên không giải thích được. Do đó, khi đề cập đến đức tin, nhất là đức tin làm nên một người Công Giáo chân chính là một việc mà tự nhiên con người không làm được, họ tin rằng phải có ơn Chúa trợ giúp.

Có lẽ đa số người Công giáo Việt Nam đều biết tới những lời hát trong bài thánh ca Xin Vâng:

“Mẹ ơi đời con dõi bước theo Mẹ,

Lòng con quyết noi gương Mẹ,

Xin Mẹ dạy con hai tiếng xin vâng.

Mẹ ơi đường đi trăm ngàn nguy khó,

Hiểm nguy dâng tràn đây đó…

Xin Mẹ dạy con hai tiếng xin vâng

Hôm qua hôm nay và ngày mai.

Xin Mẹ dạy con hai tiếng xin vâng

Hôm nay tương lai và suốt đời”.

Đối với người Công giáo, niềm tin luôn là một ân huệ Chúa ban, và để có được một đức ái trọn hảo, họ cần sống như Mẹ Maria đã sống đức tin mạnh mẽ và thực thi đức ái và sự hiệp nhất vô vị lợi hoàn toàn với Chúa Giê su. Với họ, Đức Maria là gương sáng cho những ai muốn nhận ơn cứu chuộc, là một trường hợp mẫu mực trong một Giáo hội đang sống đức tin để đón nhận ơn cứu chuộc.

Người Công giáo chẳng ai xa lạ với thuật ngữ Đức tin. Ai cũng được nghe, được bàn đến, hầu như nó bị sáo mòn và sơ cứng lúc nào không biết. Dù sao, không còn cách gì hơn là mỗi người muốn sống đạo vẫn phải tiếp xúc với từ ngữ này trong mọi tình cảnh của đời sống tâm linh, nhưng trong thực hành, con người gặp những vấn nạn không phải dễ dàng vượt qua. Cũng thực tế cho thấy, con người dễ dàng nhầm tưởng rằng minh đã hiểu, đã am tường về đức tin, nhưng khi đụng cham đến lại thấy nó mơ mơ hồ hồ như màn sương mù bao phủ cả bầu trời trước mắt.

Đạo Công giáo cũng được gọi là đạo của đức tin, nghĩa là chủ yếu phải tin vào một chuỗi những điều mà lý trí con người không thể hiểu thấu, được gọi là những mầu nhiệm trong đạo. Tin mà không hiểu, không hiểu mà lại tin. Đó là một quá trình, một vòng xoáy khiến tâm trí con người không dễ dàng dung nạp. Từ mầu nhiệm một Chúa Ba Ngôi đến mầu nhiệm Ngôi Hai Nhập Thể và Cứu Chuộc, tiếp đến là một chuỗi những mầu nhiệm về Thiên Chúa, về Đức Mẹ, về Giáo hội, về bí tích, về ân sủng và tâm linh v.v…. Với ba nhân đức đối thần, con người phải chạm trán với một nhân đức cơ bản tiên khởi là đức tin. Tin là khởi đầu, đồng thời mới có và sẽ có mọi sự. Trong Tin Mừng, mỗi lần Đức Giêsu chữa bệnh, Người đều nói: “Lòng tin của con đã chữa con”.

Đồng bào Công giáo giáo xứ Thái Hà luôn khơi dậy và phát huy truyền thống, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng dân cư làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần trong giáo xứ. Người Công giáo luôn thực hiện tốt các mô hình bảo đảm an ninh trật tự. Những người mắc tệ nạn xã hội như cờ bạc, ma túy, không có trộm cắp luôn ở tỉ lệ nhỏ, nhân dân sống hòa thuận.

Phong trào thi đua yêu nước của đồng bào Công giáo ở Thái Hà đã đạt kết quả khá tốt đẹp, với những chuyển biến tích cực, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân Công giáo ngày càng được nâng cao, khối đại đoàn kết lương giáo được tăng cường, nhân dân Công giáo luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và sự điều hành của chính quyền, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, sống “tốt đời, đẹp đạo”, “kính Chúa yêu nước.”

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng luôn quan niệm rằng, đoàn kết tôn giáo góp phần không nhỏ vào thực hiện thắng lợi sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Theo Người thì đoàn kết tôn giáo bao gồm đoàn kết giữa đồng bào có tín ngưỡng, tôn giáo với đồng bào không có tín ngưỡng, tôn giáo; đoàn kết giữa đồng bào theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau; và đoàn kết giữa đồng bào trong cùng tôn giáo trong khối đại đoàn kết dân tộc. Đoàn kết tôn giáo nhằm tạo ra một lực lượng tiến bộ trong các tôn giáo, đồng thời chống lại các hoạt động phản động lợi dụng tôn giáo, làm thất bại mọi hoạt động của bọn tay sai, đế quốc, các thế lực thù địch, để từ đó làm cho Giáo hội Việt Nam ngày càng tiến bộ hơn, có tinh thần dân tộc, yêu nước, yêu hòa bình.

Không chỉ trong thời kỳ chiến tranh, thực dân và phong kiến thi hành chính sách chia rẽ đồng bào Giáo và đồng bào Lương để dễ bề thống trị, mà ngay cả trong thời bình thì chia rẽ mối đoàn kết lương giáo cũng chính là mục tiêu mà các tổ chức phản động, các phần tử chống đối hướng đến để dễ bề đạt được âm mưu lật đổ Nhà nước ta.

Từ thực tiễn đó, các chủ trương, chính sách của Đảng về tôn giáo đều là hướng tới mục tiêu cao cả và thống nhất, đó là đoàn kết đồng bào tôn giáo vào trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, vì sự nghiệp cách mạng chung của dân tộc. Điều này được thể hiện rõ trong nhiều chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về đoàn kết toàn dân, về tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Hiến pháp và pháp luật chính là cơ sở quan trọng để bảo đảm chiến lược đại đoàn kết dân tộc nói chung, đoàn kết lương giáo nói riêng.

Đây chính là những sự cụ thể hóa quan điểm của Đảng về đoàn kết lương giáo, là cụ thể hóa quyền lực của nhà nước trong việc bảo vệ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết lương giáo. Và trong Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo (năm 2004) cũng đã khẳng định quan điểm tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân.

Trước đó, trong Thư Chung 1980 của Hội đồng Giám mục Việt Nam cũng khẳng định: “Về nhiệm vụ thứ nhất là tích cực góp phần cùng đồng bào cả nước bảo vệ và xây dựng Tổ quốc, chúng tôi muốn khẳng định rằng: yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, đối với người công giáo không những là một tình cảm tự nhiên phải có, mà còn là một đòi hỏi của Phúc Âm, như Cộng đồng nhắc nhở: “Các người Kitô giáo từ mọi dân tộc tụ họp trong Hội Thánh, không phân cách với những người khác về chế độ, cũng như về tổ chức xã hội trần gian, nên họ phải sống cho Thiên Chúa và cho Chúa Kitô trong nếp sống lành mạnh của dân tộc mình; là công dân tốt, họ phải thật sự và tích cực vun trồng lòng yêu nước” .

Văn kiện Đại hội VIII, Đại hội IX của Đảng tiếp tục chỉ rõ: “Đồng bào theo đạo và các vị chức sắc tôn giáo có nghĩa vụ làm tròn trách nhiệm công dân đối với Tổ quốc, sống tốt đời, đẹp đạo”.

Gần đây nhất, trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), Đảng ta tiếp tục nhất quán khẳng định: “Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân theo quy định của pháp luật. Đấu tranh và xử lý nghiêm đối với mọi hành động vi phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo và lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo làm tổn hại đến lợi ích của Tổ quốc và nhân dân”.

Đây chính là cơ sở quan trọng nhằm đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta - giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Như vậy, trên cơ sở Hiến pháp và Pháp luật, các tôn giáo dù lớn hay nhỏ (ít hay nhiều tín đồ) đều bình đẳng cả về quyền lợi và nghĩa vụ. Nhà nước luôn tôn trọng những giá trị đạo đức, văn hóa tốt đẹp của các tôn giáo; bảo đảm quyền hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật; tôn trọng giá trị văn hóa, đạo đức tôn giáo. Cũng theo đó, mọi sự xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, làm tổn hại đến lợi ích của Tổ quốc và nhân dân sẽ đều bị pháp luật nghiêm khắc trừng trị.

Phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam và là đạo lý cơ bản của đạo Công giáo, hoạt động nhân đạo từ thiện là thế mạnh của đồng bào Công giáo, từ đó đồng bào đã rất tích cực tham gia ủng hộ các cuộc vận động như: Cuộc vận động xây dựng quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”, quỹ “Ngày vì người nghèo”, ủng hộ đồng bào bị lũ lụt, thiên tai, hưởng ứng sự kêu gọi của Cha xứ, Ban hành giáo, bằng nhiều hình thức giáo dân tích cực ủng hộ xây dựng “Quỹ Bác ái” để tổ chức thăm hỏi, tặng quà các gia đình có hoàn cảnh khó khăn kể cả lương và giáo, thăm tặng quà các trại phong cùi trên địa bàn và các tỉnh bạn, trong các dịp lễ, tết.

(Còn nữa)

Phụng Thiên

Nguồn Văn Hiến: http://vanhien.vn/news/duc-me-maria-trong-van-hoa-ung-xu-cua-nguoi-cong-giao-tai-ha-noi-qua-nghien-cuu-tai-giao-xu-thai-ha-bai-3-70211