Dùng nha đam chữa bệnh và làm đẹp nhất định phải biết điều này để không gây hại sức khỏe

Mặc dù có nhiều công dụng làm đẹp và tốt cho sức khỏe, nhưng các chuyên gia khuyến cáo không lạm dụng nha đam, không phải ai cũng có thể dùng.

Nha đam từ lâu đã được biết đến như một "thần dược" với khả năng làm đẹp và tốt cho sức khỏe. Nha đam chứa nguồn dưỡng chất dồi dào như Vitamin A, B1, B2, Vitamin B6, Vitamin C, E cùng các khoáng chất lợi khác như canxi, kẽm... cực kỳ hiệu quả cho việc chăm dưỡng, tái tạo và làm sạch làn da bạn, cũng như cấp ẩm, cân bằng cho da luôn đẹp mịn tự nhiên.

Các nghiên cứu cho thấy nhựa trong lá nha đam có chứa nhiều vitamin, axit amin và khoáng chất mang lại một số tác dụng trong việc điều trị bệnh.

Nhờ vào các dưỡng chất có tính chống viêm, kháng khuẩn mà nha đam có tác dụng dịu nhẹ, làm lành, trị thâm những vết thương do mụn gây ra. Đặc biệt, độ pH của nha đam giúp se khít lỗ chân lông, ngăn ngừa và giảm mụn hiệu quả.

Bên cạnh đó, nha đam kích thích cơ thể tổng hợp collagen và các elastin – tái tạo tế bào mới; hạn chế sản sinh melanin – ngăn ngừa và điều trị nám da.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo không lạm dụng nhà đam bởi có tới 16-20% trong nha đam là aloin, có tác dụng tẩy, vị đắng. Nếu chúng ta sử dụng quá nhiều nha đam, chất loin có thể làm co bóp, chống táo như thuốc sổ sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược, rối loạn chức năng gan, thận.

Tiêu hóa một lượng lớn nha đam có thể gây co thắt bụng, nôn mửa, tiêu chảy, bên cạnh đó nó còn bài tiết qua nước tiểu làm cho nước tiểu có màu như máu.

Bên cạnh đó, việc tự ý sơ chế nha đam hay tự ép lấy nước nha đam để thoa lên da sai cách, có thể gây tình trạng kích ứng, da phồng đỏ. Bởi vì, nhựa cô đặc nồng độ cao có thể làm cho bị bỏng da, bong tróc lớp da rất sâu, có người tới tận lớp biểu bì.

4 nhóm người không nên lạm dụng nha đam

Người mắc bệnh trĩ

Khi dùng nha đam nhất là có lẫn nhựa cây sẽ gây kích thích đại tràng. Chất aloin có trong nhựa cây sẽ làm cho niêm mạc ruột co bóp mạnh hơn, làm bệnh phát triển nặng hơn.

Người mắc tiểu đường

Một vài nghiên cứu cho thấy, gel nha đam có tác dụng giảm mức đường huyết. Nếu bạn bị đái tháo đường thì không nên sử dụng lô hội vì nó sẽ làm rối loạn nhịp tim, rối loạn chỉ số đường huyết làm cho quá trình điều trị trở nên khó khăn hơn hoặc có thể gây ra một vài biến chứng như hôn mê, lú lẫn…

Bệnh nhân sau phẫu thuật

Bệnh nhân nên dùng nha đam do tác dụng làm giảm đường huyết nên nha đam sẽ gây khó khăn trong việc kiểm soát mức đường huyết trong và sau phẫu thuật. Nên ngưng dùng nha đam ít nhất hai tuần trước khi phẫu thuật.

Người mắc bệnh đường tiêu hóa

Nước ép nha đam có chứa một chất gọi là anthraquinone (thuốc nhuận tràng), có thể gây tiêu chảy nếu được thực hiện với số lượng lớn. Tiêu chảy nặng có thể gây đau, chuột rút và mất nước.

Phụ nữ trước và sau sinh

Nghiêm cấm sử dụng nước ép nha đam. Nó có thể kích thích các cơn co thắt tử cung ở phụ nữ mang thai, dẫn đến khuyết tật bẩm sinh và sẩy thai. Phụ nữ đang cho con bú cũng nên tránh tiêu thụ nước ép nha đam, vì nó có chứa anthraquinon có thể dẫn đến tiêu chảy. Nha đam cũng được coi là không an toàn cho trẻ em dưới 12 tuổi.

Sơ chế nha đam đúng cách

Nhựa nha đam nguyên chất là một chất độc, khi tiếp xúc với không khí chất nhựa này sẽ rất dễ bị oxy hóa và làm mất đi một phần hoạt tính. Do đó cần phải chọn lựa cũng như chiết xuất nha đam đúng cách để ổn định được các hoạt chất và tránh được độc tố.

Sơ chế nha đam không đúng cách sẽ khiến nha đam bị đắng, nha đam không rửa sạch nhựa có thể gây kích ứng da. Vì vậy, cần phải ngâm nha đam với hỗn hợp chanh và nước muối loãng cho hết nhớt, rồi chần qua nước sôi , sau đó vào nước đá để nha đam được trắng.

Nha đam cho chất lượng tốt nhất khi đã đạt 2-3 năm tuổi. Nên chọn những bẹ nha đam nhỏ, màu xanh nhạt. Khi ăn nha đam phải gọt bỏ lớp vỏ làm sạch lớp mủ màu vàng sát lớp thạch nha đam để tránh ngộ độc.

M.N (th)

Nguồn GĐ&XH: http://giadinh.net.vn/dung-nha-dam-chua-benh-va-lam-dep-nhat-dinh-phai-biet-dieu-nay-de-khong-gay-hai-suc-khoe-172221017111335083.htm