Đừng sợ ETFs bán ròng

Các ETFs sẽ bán ròng trong kỳ giao dịch này nhằm mua vào tổng cộng khoản 12,3 triệu cổ phiếu VNM. Nhưng điều này không đáng lo lắng khi dữ liệu hồi quy cho thấy nên mua cổ phiếu ETF bán ra và bán cổ phiếu ETF mua vào (như VNM) do cơ chế hoạt động của quỹ này.

“ In Vietnam, Buy when there are Sellers”

Sự điều chỉnh mạnh từ 1-3 tháng tới không được kỳ vọng khi các Quỹ đầu tư tài chính chốt lời Siêu cổ phiếu VNM vào thời điểm hai người mua tiềm năng lớn nhất là : ETFs và Nhà đầu tư cùng ngành với VNM đang phải thực hiện mua vào theo (i) cấu trúc danh mục của quỹ ETF theo định kỳ và (ii) gia tăng sở hữu để tham gia sâu hơn vào các hoạt động doanh nghiệp nhằm khai thác thị trường 90 triêu dân. Do vậy, dòng tiền của các nhà đầu tư tài chính vẫn sẽ tiếp tục tìm kiếm các cổ phiếu tăng trưởng khác hay hiểu một cách đơn giản là “Tiền vẫn ở trên bàn”.

Thị trường đang giao dịch tại định giá cao nhất so với +2 độ lệch chuẩn so với trung bình 6 năm và VN Index đã tăng 22% kể từ đầu năm (số liệu của Credit Sussie định giá dựa trên 40 công ty lớn nhất) Do vậy, về mặt thị trường, các cổ phiếu vốn hóa lớn như VIC, VNM, MSN đang giao dịch với P/E 2x.x. Các nhà đầu tư tài chính họ sẽ tìm kiếm các cổ phiếu đang có sự tăng trưởng với P/E hợp lý hơn, đó là:

FPT ( Mua – Giá mục tiêu 60.000)

Hiện đang giao dịch tại P/E 2016 và 2017 dự báo lần lượt 10,6x và 9,4 lần, rất rẻ so với thị trường. Các nhà giao dịch cổ phiếu FPT trong 9 tháng qua rất khó kiếm lợi nhuận từ cổ phiếu này do biến động trong biên độ hẹp, dù các Bên Bán luôn cho ý kiến MUA. Điều này được lý giải bởi thời gian chờ đợi quá lâu việc FPT bán FPT Trading (FTG) và FPT Retail (FTR) nhằm tập trung vào kinh doanh cốt lõi: F-Soft, FIS, FTEL, Education với lợi nhuận biên cao hơn. Hiện nay, theo nguồn tin giá trị, thương vụ này đang được ngân hàng Nomura Nhật Bản xúc tiến tìm kiếm đối tác đang bước đến giai đoạn Due Diligence. Do vậy, FPT được khuyến nghị mua với giá mục tiêu 60.000 tại thời điểm này do: (i) Định giá rẻ, (ii) Cải thiện lợi nhuận biên khi FPT tập trung vào kinh doanh lõi, (iii) Thương vụ FTG-FTR hoàn thành trong quý IV/2016.

DHG ( Mua – Giá mục tiêu 148.000)

Sự kiện DMC quyết định tăng tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài từ 49% lên 100% đã mở ra cơ hội tham gia của nhà đầu tư nước ngoài vào ngành Dược Việt Nam đang tăng trưởng 13,4% mỗi năm trong 4 năm tới. Cổ phiếu DMC cũng đã tăng 214% kể từ đầu năm dưới sự mua quyết liệt của nhà đầu tư nước ngoài là CFR/Abott cho đến thời điểm này.

DHG cũng đã có nhà đầu tư “giá trị” Taisho đang nắm giữ 24,5% đang mong muốn tiếp tục nâng tỷ lệ sở hữu dưới sự ủng hộ của SCIC hiện đang nắm giữ 43%. DHG hiện đang giao dịch tại P/E 2016 13,4 lần ( thấp hơn P/E thị trường 15 lần và P/E 2017 11,5 lần và thấp hơn P/E của DMC hiện tai đang là 25 lần.

Với sự “khát khao” của các nhà đầu tư nước ngoài đối với ngành dược, DHG xứng đáng được thêm vào danh mục nắm giữ với P/E ước tính 20 lần, tương đương giá mục tiêu 148.000đ/cp.

VNM ( Bán – Vùng giá 150-155)

Giá cổ phiếu này đã tăng hơn 86% so với năm ngoái và đang ở mức định giá cao nhất trong lịch sử (P/E 2017 22,7x- cao hơn trung bình công ty sữa toàn cầu 3%), tăng trưởng EPS chậm dân kể từ 2017 dự báo 9,7%/năm so với tốc độ tăng trưởng 28,2% (2015) và 24,5% (2016est). Giá nguyên liệu bột sữa hồi phục trở lại nhanh hơn tốc độ tăng trưởng / thị trường đang là rủi ro chính của cổ phiếu này trong năm 2017.

Đừng sợ ETF bán ròng – Mua SBT, BHS

Các ETFs sẽ bán ròng trong kỳ giao dịch từ 5-16/9 nhằm mua vào tổng cộng khoản 12,3 triệu cổ phiếu VNM với số lượng bán ròng phần lớn các cổ phiếu lớn. Nhưng điều này không đáng lo lắng khi dữ liệu hồi quy cho thấy nên mua cổ phiếu ETF bán ra và bán cổ phiếu ETF mua vào (như VNM) do cơ chế hoạt động của quỹ này. Ở một cấp độ cao hơn, các nhà quản lý tại doanh nghiệp họ có thể tính toán các điểm rơi váo thời điểm chốt quyền kiến ETFs không thể bán hết số lượng họ dự tính như trường hợp:

- SBT (Mua 32.x Bán 38.x) có công bố ngày đăng ký cuối cùng để hưởng 30% cổ phiếu thưởng là 20/9, tức ngày điều chỉnh giá trùng với ngày cuối cùng giao dịch của ETF (16/9) với số lượng dự kiến bán của hai quỹ là 2,01tr cổ phiếu.

Hiện tại, cổ phiếu BHS được ưu thích (tương tự trường hợp của FPT- không có sự tăng giá suốt 1 năm qua) dựa trên: (i) dự báo việc sát nhập với SBT theo tỷ lệ ước tính theo giá trị sổ sách 1,2 SBT đổi lấy 1 cổ phiếu BHS ( sau khi chia tách); (ii) Chiến lược phát triển của tập đoàn TTC, (iii) Định giá rẻ P/E 2016 8,8 lần so với trung bình ngành mía đường Việt Nam 12,7 lần và Thailand là 20.x ( tương đương SBT) và cuối cùng là xu hướng tăng giá của giá đường thế giới vẫn tiếp tục trong niên vụ 2016-2017.

Chuỗi bài “Góc nhìn môi giới” được thực hiện bởi ông Nguyễn Ngọc Thạch, Trưởng phòng Môi giới khách hàng cá nhân 6 tại Hội Sở CTCP Chứng khoán Sài Gòn SSI. Các bài viết của ông Thạch sẽ xoay quanh các chủ đề nóng của thị trường và các vấn đề nhà đầu tư quan tâm.

Các nội dung trong bài viết là quan điểm cá nhân và chỉ mang ý nghĩa tham khảo, chúng tôi không chịu trách nhiệm với các quyết định mua bán của nhà đầu tư.

Nhà đầu tư cần thêm thông tin hoặc trao đổi có thể liên hệ thachnn@ssi.com.vn.

Nguồn NDH: http://ndh.vn/goc-nhin-moi-gioi-dung-so-etfs-ban-rong-20160909111131139p4c146.news