Đường biển Phương Bắc: Nga chào hàng, Trung Quốc thờ ơ

Nga không có gì để mời chào Trung Quốc ngoài những tuyên bố về tình hữu nghị, dầu mỏ và gỗ.

Chúng tôi mới giới thiệu đến bạn đọc bài trả lời phỏng vấn của Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Chzhan Khankhuey về quan hệ Trung- Nga qua bài “Quan hệ Trung-Nga: Những lời có cánh của Bắc Kinh” (DVO, 4/5/2019.

Nay xin giới thiệu một bài viết khác cũng về chủ đề này như qua cách nhìn của các chuyên gia Nga nhân Diễn đàn “Nhât đới, Nhất lộ” vừa kết thúc tại Bắc kinh với sự tham dự của Tổng thống Nga V.Putin để bạn đọc tham khảo.

Bài với tiêu đề và phụ đề trên của nhà báo Andrey Ivanov đăng trên “Svobodnaia Pressa” ngày 27/4/2019. Các ảnh trong bài làcủa “Svobodnaia Pressa,chúng tôi có bổ sung hai bản đồ tải từ trên mạng.

I. Phần giới thiệu của Andrey Ivanov

Giới thiệu ngắn về Andrey Ivanov: Tốt nghiệp Đại học tổng hợp kỹ thuật Bauman danh giá, chuyên ngành kỹ sư nhiệt, Tiến sỹ triết học, tham gia hoạt động báo chí từ thời sinh viên. Hiện là nhà báo chuyên viết cho “Svobodnaia Pressa”-lĩnh vực nghiên cứu: chính sách đối nội và đối ngoại (Nga), các vấn đề kinh tế thế giới.

Con đường biển Phương Bắc, Hành lang biển phía Bắc là tuyến đường biển ngắn nhất nối phần châu Âu của Nga và Viễn Đông. Trong ảnh: một đoàn tàu trên biển Laptev (Ảnh: Roman Denisov / Global Look Press)

Tại diễn đàn quốc tế “Vành đai, con đường” vừa diễn ra tại Bắc Kinh (25-27/4/2019-ND), Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đề xuất phương án kết nối Con đường biển Phương Bắc (của Nga) với Con đường tơ lụa trên biển Trung Quốc. Tuy nhiên, có lẽ đây là một sáng kiến gây tranh cãi nếu xét từ góc độ kinh tế và có lẽ nó chỉ mang màu sắc chính trị là chủ yếu.

(vì có lẽ) Điều quan trọng đối với nhà lãnh đạo Nga (khi đưa ra đề xuất như vậy) là muốn chứng minh cho Bắc Kinh thấy rằng Matxcova cũng có gì đó để chào hàng Bắc Kinh, nhưng nếu xét theo các phản ứng từ phía Trung Quốc (sau khi V.Putin đưa ra sáng kiến như trên), dường như Bắc Kinh đến giờ vẫn không coi Nga là một đối tác trong các dự án toàn cầu, mà vẫn chỉ là một nguồn cung cấp các tài nguyên thiên nhiên.

Tại hội nghị bàn tròn trong khuôn khổ diễn đàn về dự án toàn cầu Trung Quốc nói trên , V.Putin phát biểu như sau: “Chúng tôi (Nga) rất quan tâm đến việc phát triển Con đường biển Phương Bắc.

Chúng tôi đang xem xét khả năng đấu nối nó với Con đường tơ lụa trên biển của Trung Quốc,- để bằng cách đó tạo ra một tuyến đường toàn cầu, có năng lực cạnh tranh kết nối Đông Bắc Á, Đông Á và Đông Nam Á với châu Âu”.

Để tiện theo dõi, xin nhắc lại rằng, vào năm 2013, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tuyên bố khởi động dự án xây dựng các tuyến giao thương mới nối Trung Quốc với châu Âu. Trong tương lai, sáng kiến thoạt đầu chỉ thuần túy mang tính kinh tế này của Bắc Kinh sẽ biến thành một dự án địa- chính trị quy mô rất lớn.

Như chính Bắc Kinh đã từng khằng định, (với dự án này), Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHNDTH) không chỉ đề nghị các quốc gia trên thế giới tham gia vào việc vận chuyển hàng hóa Trung Quốc, mà còn là tham gia vào một dự án quy mô toàn cầu theo nguyên tắc không phải là cạnh tranh với nhau, mà là hợp tác các bên cùng có lợi.

Trong năm ngoái (2018), Trung Quốc đã sửa đổi Hiến pháp và một trong những thay đổi rất quan trong đó là điều khoản mà theo đó Trung Quốc đang xây dựng một "cộng đồng nhân loại cùng chung số phận".

Đến thời điểm hiện tại, đã có 124 quốc gia và 29 tổ chức quốc tế tham gia dự án này. Nhưng có một điều đáng chú ý là Nga trên thực tế đang đứng bên lề (dự án) Con đường tơ lụa mới. Qua các tuyên bố công khai thì Nga vẫn chưa tham gia dự án, và đề nghị phải kết nối sáng kiến Trung Quốc với Liên minh kinh tế Á- Âu (Liên minh Kinh tế Á- Âu- liên minh kinh tế chính thức hoạt động từ đầu năm 2015 gồm các quốc gia Armenia, Belarus, Kazakhstan, Nga, và Kyrgyzstan-ND). Trong khi ngay trong khuôn khổ Liên minh này, mọi hoạt động kết nối vẫn bị đình trệ.

Gần như ngay sau khi sáng kiến “Vành đai, con đường” được Tập Cận Bình công bố, Matxcova đã đưa ra các đề xuất hưởng ứng. Theo ý tưởng (của Matxcova), hàng hóa Trung Quốc có thể sẽ được vận chuyển qua Kazakhstan, sau đó đi theo tuyến đường sắt xuyên Siberia tới Belarus và đến biên giới với Ba Lan.

Ưu điểm là tuyến đường này ngắn hơn nhiều so với tất cả các tuyến khác, không những thế, nó còn giảm thiểu được những khó khăn liên quan đến các thủ tục hải quan vì Kazakhstan, Belarus và Nga đều là thành viên Liên minh kinh tế Á- Âu.

Tuy vậy, Trung Quốc vẫn quyết định cho vận chuyển phần lớn hàng của mình đi vòng qua lãnh thổ Nga. Tức đi qua Kazakhstan, Biển Caspi, Azerbaijan, Gruzia (Georgia), Biển Đen. Mặc dù tuyến đường này dài hơn, và qua nhiều lần kiểm tra hải quan hơn.

Theo quan điểm của nhiều chuyên gia, nguyên nhân chính khiến Thiên Triều chỉ cho một số lượng hàng không đáng kể hàng hóa Trung Quốc đi qua lãnh thổ Nga là do mối quan hệ quá tệ giữa Matxcova và Brussel (Liên minh Châu Âu).

Dù cả hai bên (Trung Quốc, Nga) liên tục tung ra những lời có cánh về tình hữn nghị (Trung- Nga), các nhà đầu tư Trung Quốc luôn sợ làm hỏng mối quan hệ với Liên minh châu Âu (vì Nga), vì EU đang áp đặt các lệnh trừng phạt chống Nga.

Liệu người Trung Quốc có đồng ý kết nối Con đường Tơ lựa trên biển của mình với Con đường biển Phương Bắc của Nga trong điều kiện như vậy như V.Putin vừa đề xuất không ? Để trả lời câu hỏi này, cần phải tính tới một số yếu tố.

Trước hết, về góc độ mặt địa lý, hai con đường nằm hoàn toàn ở hai đầu khác nhau của thế giới. Con đường tơ lụa trên biển (Trung Quốc) chạy qua Ấn Độ Dương và Địa Trung Hải, qua các quốc gia Đông Nam Á và Đông Phi. Còn Con đường biển Phương Bắc đi qua Bắc Băng Dương.

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/duong-bien-phuong-bac-nga-chao-hang-trung-quoc-tho-o-3379477/