Đường - 'sát thủ' âm thầm trong bữa ăn hàng ngày

Đường được xem là một 'sát thủ' âm thầm gây hại cho sức khỏe. Nếu ăn nhiều đường trong suốt thời gian dài bạn sẽ phải đối mặt với các căn bệnh nguy hiểm sau đây.

Thừa cân, béo phì

Chế độ ăn nhiều đường làm tăng nguy cơ béo phì (Ảnh minh họa)

Chế độ ăn nhiều đường làm tăng nguy cơ béo phì (Ảnh minh họa)

Ăn quá nhiều đường thường xuyên hoặc tiêu tụ các sản phẩm chứa đường fructose như bánh kẹo, nước ngọt là nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh béo phì. Nạp nhiều đường không chỉ khiến tăng lượng insulin gây rối loạn trao đổi chất trong cơ thể mà còn gây mất kiểm soát, tăng hormone gây cảm giác đói khiến bạn ăn nhiều hơn. Từ đó làm tăng nguy cơ thừa cân béo phì.

Gây sâu răng

Đây là một trong những tác hại rõ nét nhất của đường đối với sức khỏe. Chế độ ăn nhiều đường làm tăng nguy cơ bị sâu răng cao hơn, bởi đường chính là loại thức ăn lý tưởng cho các loại vi khuẩn trong miệng. Các tác nhân gây hại này sử dụng đường và tạo ra axit khiến phần khoáng của răng bị ăn. Tình trạng này lặp lại thường xuyên dẫn đến sâu răng.

Tăng nguy cơ mắc các bệnh về gan

Đường được tạo thành từ fructose và glucose, được chuyển hóa trong gan thành lipid. Vì thế khi bạn ăn quá nhiều đường có nghĩa là gan phải làm việc quá sức và sản xuất lipid thừa, điều này sẽ ảnh hưởng đến chức năng của gan.

Ăn nhiều đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ (Ảnh minh họa)

Theo một nghiên cứu trên Tạp chí Hepatology, việc tiêu thụ đường thường xuyên làm tăng nguy cơ bị bệnh gan nhiễm mỡ, đặc biệt ở những người béo phì và thừa cân.

Mắc bệnh tim mạch

Chế độ ăn nhiều đường tác động rất tiêu cực đến tim mạch, thậm chí còn nguy hiểm hơn chất béo. Đường có thể gây tổn thương cho tim và động mạch, tăng mức insulin, tăng nhịp tim, huyết áp và kích hoạt hệ thống thần kinh giao cảm. Các nghiên cứu khoa học cũng đã chỉ ra rằng, người thường xuyên ăn nhiều đường có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đột quỵ, động mạch vành cao hơn so với những người có chế độ ăn uống cân bằng.

Dễ mắc bệnh tiểu đường

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường, trong đó thói quen ăn uống nhiều đường cũng là một tác nhân rây ra căn bệnh này. Theo cấu tạo của cơ thể, tuyến tụy là cơ quan có chức năng sản xuất ra một loại hormone có tên insulin để kiểm soát và ổn định lượng đường trong máu. Tình trạng kháng insullin sẽ xảy ra khi bạn tiêu thụ quá nhiều đường trong một thời gian dài, từ đó dẫn đến bệnh tiểu đường.

Gây mụn trứng cá

Đường gây tác hại rất xấu đối với làn da của bạn (Ảnh minh họa)

Một chế độ ăn uống bao gồm thực phẩm và đồ uống có nhiều đường cực kỳ gây hại cho làn da của bạn. Chúng làm tăng lượng hormone androgen- một loại hormone gây rối loạn hoạt động của tuyến bã nhờn, khiến da bị đổ nhiều dầu hơn nên dễ bị mụn trứng cá.

Tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm

Trầm cảm hoàn toàn có thể xảy ra khi bạn dung nạp vào cơ thể quá nhiều đường trong suốt một thời gian dài. Nguyên nhân là do não cần một lượng nhất định glucose và insulin để hoạt động bình thường, tuy nhiên nếu bạn ăn nhiều đường sẽ khiến não bị quá tải glucose và insulin, dẫn đến tình trạng lo lắng, bồn chồn, tăng nguy cơ trầm cảm.

Thúc đẩy bệnh gout phát triển

Các loại đường phụ gia thường được tìm thấy trong nước ngọt có ga hay các loại đồ uống khác có thể khiến nồng độ axit uric trong máu tăng cao. Theo thời gian, lượng axit uric dư thừa sẽ lắng tụ tại khớp dẫn đến phản ứng viêm và gây ra những cơn đau nhức khớp dữ dội, tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh gout hình thành và phát triển.

Xem thêm: Người đàn ông thẳng tay đánh phụ nữ đang mang bầu (Nguồn: Vietnamnet)

/**/

Nguồn Gia Đình VN: https://giadinhvietnam.com/duong--sat-thu-am-tham-trong-bua-an-hang-ngay-d149551.html