Emagazine: Giá trị lớn nhất ông Abe để lại trong quan hệ Việt - Nhật là gì?

Dưới thời của ông Abe, quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đã đạt được tầm vóc lớn dựa trên một nền tảng không dễ gì xây dựng, đó là lòng tin nhân dân.

Đó là một nhận định hợp lý. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều người Việt Nam thể hiện sự tiếc thương với một cựu lãnh đạo nước ngoài từ trần như ông Abe Shinzo.

Nếu nói vì công chúng Việt Nam quen tên bởi ông có thời gian cầm quyền lâu nhất thời kỳ hiện đại của Nhật Bản thì chưa thuyết phục, mà chính bởi sự chân thành, hết lòng và hiệu quả trong cách ông vun đắp quan hệ Việt Nam - Nhật Bản cũng như sự coi trọng vị thế của Việt Nam trong bối cảnh dịch chuyển quyền lực khu vực đầu thế kỷ XXI (khi Mỹ tái cân bằng/xoay trục về đây, Trung Quốc trỗi dậy, tạo ra những tình huống mới).

Thực chất, tầm nhìn của các lãnh đạo Nhật Bản về vị thế, tầm quan trọng của ASEAN và Việt Nam đã được định hình từ rất sớm, đó là học thuyết Fukuda 1977, học thuyết Hashimoto 1997 về định hình quan hệ giữa Nhật Bản với Đông Nam Á.

Nhưng phải đến thời của ông Abe, ông đã có sự cam kết mạnh mẽ nhất, hành động rõ ràng và nhất quán nhất để thực chất hóa quan hệ với ASEAN, nổi bật là quan hệ với Việt Nam, đặc biệt là về tin cậy chính trị.

Nhìn chung, quan hệ Việt Nam - Nhật Bản luôn trên đà tăng trưởng suốt nhiều thập niên, kể cả trước năm 2006, nhưng phát triển vượt bậc, tạo được gần gũi chính trị, tin cậy chiến lược thì chỉ thật sự được thúc đẩy và diễn ra một cách liền mạch, thậm chí trở thành một thói quen dưới thời của ông Abe.

Về chính trị, trong nhiệm kỳ 2 của ông Abe chứng kiến những sự kiện xây dựng lòng tin chính trị rất đặc biệt.

Ngoài các chuyến thăm hiếm có của Chủ tịch Thượng viện, Chủ tịch Hạ viện và bản thân ông Abe thăm Việt Nam bốn lần thì năm 2017, dưới tác động của Nội các Abe, Nhật Hoàng và Hoàng hậu thăm Việt Nam (một sự kiện mà Hoàng gia Nhật Bản chỉ thực hiện với các quốc gia có quan hệ đặc biệt, có vai trò rất quan trọng).

Thậm chí, dường như “sốt ruột” cho chuyến công du của Nhật Hoàng, ông Abe vài tháng trước đó đã đến thăm chính thức Việt Nam (đầu năm 2017) để chuẩn bị.

Năm 2015, sự kiện Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng thăm Nhật với tư cách quốc khách Chính phủ cũng rất đáng nhớ.

Ở cấp độ Chính phủ, người đứng đầu nội các hai nước năm nào cũng thăm viếng lẫn nhau để duy trì lòng tin và thúc đẩy đà thực chất trong quan hệ, nhất là về thương mại, đầu tư, hỗ trợ phát triển, trao đổi nhân dân.

Tháng 11/2006, trong chuyến thăm chính thức Việt Nam của ông Abe, hai bên ra Tuyên bố chung xác định “Hướng tới đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở Châu Á”, làm cơ sở quan trọng cho những bước phát triển mới sau đó.

Dù giai đoạn cầm quyền của ông Abe bị gián đoạn nhưng những nỗ lực của ông là cơ sở quan trọng để năm 2009, Nhật Bản là nước G7 đầu tiên thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam.

Đỉnh cao là sau khi ông Abe trở lại ghế Thủ tướng, tháng 3/2014, nhân Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm cấp Nhà nước tới Nhật Bản, hai bên ra Tuyên bố chung Việt Nam - Nhật Bản về quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và phồn vinh ở Châu Á.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Thủ tướng Abe Shinzo, tuyên bố về Tầm nhìn chung quan hệ Việt Nam - Nhật Bản (9-2015)

Cũng phải nói thêm rằng sự sắp xếp chuyến thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang là một nỗ lực lớn của Nội các Abe vì tuy diễn ra đầu năm 2014 nhưng đó là cuối năm tài khóa 2013 và mỗi năm Nhật Hoàng chỉ tiếp đón tối đa hai đoàn nguyên thủ quốc gia thăm cấp nhà nước.

Không chỉ vậy, thay vì chỉ gặp một lần tại Hoàng cung như truyền thống, Nhật Hoàng và Hoàng hậu còn nhiều lần tiếp và đến tận Nhà khách quốc gia chào từ biệt Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng phái đoàn Việt Nam.

Bản thân ông Abe chọn Việt Nam là điểm dừng chân đầu tiên sau khi nhậm chức nhiệm kỳ 2, người kế nhiệm là Thủ tướng Suga Yoshihide cũng đến Hà Nội ngay khi giữ vai trò Thủ tướng.

Mới đây, Thủ tướng Kishida Fumio cũng công du Việt Nam như một trong những ưu tiên đối ngoại quan trọng nhất.

Đặc biệt, khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến Nhật Bản năm 2017, một sự kiện chưa từng có đã diễn ra, đó là dù bận phiên họp với Thượng viện, Thủ tướng Abe đã tranh thủ đến dự Diễn đàn xúc tiến đầu tư Việt Nam tại Nhật Bản với số lượng doanh nghiệp tham dự lớn nhất trong lịch sử.

Trước đó và đến bây giờ, người đứng đầu Nội các Nhật Bản chưa từng dự hội nghị tương tự.

Đồng ý rằng Việt Nam có vai trò quan trọng trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản, nhưng cá nhân tôi cho rằng những nỗ lực, những biệt đãi mà ông Abe dành cho Việt Nam có sự xuất phát từ tình cảm cá nhân rất đáng trân trọng, vượt khỏi cách đánh giá về lợi ích quốc gia là trên hết trong quan hệ quốc tế.

Và đó là một điều không dễ ghi nhận trong thế giới ngày nay!

Quan hệ Việt Nam và Nhật Bản dưới thời ông Abe được phát triển sâu rộng, mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực.

Những dấu mốc về hợp tác kinh tế có thể dễ dàng tìm kiếm bằng vài cú click chuột, mọi người đã nói nhiều rồi. Vậy nên tôi chọn di sản nổi bật nhất và tưởng chừng là khó tìm kiếm nhất trong nền chính trị thực dụng toàn cầu, đó là lòng tin.

Khi nói đến cái gọi là giai đoạn quan hệ tốt nhất mà chỉ đo các chỉ số hợp tác kinh tế, văn kiện chính trị… và bỏ qua tình cảm nhân dân thì quả thật là chưa toàn diện, bởi tình cảm chân thành là rất quan trọng để đảm bảo vượt qua khác biệt, duy trì quan hệ vào lúc khó khăn.

Trao đổi về nguồn nhân lực giữa 2 nước dưới thời ông Abe đã tăng lên rất nhanh. Đến nay đã có khoảng gần 400.000 người Việt Nam đến học tập, lao động, sinh sống lâu dài tại Nhật Bản, trở thành một trong những cộng đồng người Việt lớn nhất ở nước ngoài.

Đó là chưa kể số người Nhật và dự án của Nhật tại Việt Nam tăng lên, số lượng du học sinh đến trao đổi ngắn hạn rất đông dưới thời ông Abe.

Quan sát dư luận, nhất là trên mạng xã hội, nhiều người Việt Nam, đặc biệt là đông đảo bạn trẻ thể hiện sự quan tâm và tiếc thương trước tin tức chấn động lần này.

Tôi nghĩ, đó là một biểu hiện tương đối hiếm thấy về mặt tình cảm mà dư luận Việt Nam dành cho các chính trị gia nước ngoài, nhất là khi giữa hai nước không có sự chia sẻ truyền thống về ý thức hệ.

Dưới thời của ông Abe, quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đã đạt được tầm vóc lớn dựa trên một nền tảng không dễ gì xây dựng là lòng tin nhân dân.

Tôi rất tiếc, là đã không có cơ hội để ông Abe lý giải nhiều hơn vì sao ông có tình cảm đặc biệt với Việt Nam hơn mức bình thường. Có lẽ ông cũng dự định làm điều đó khoảng 10-20 năm nữa khi thực sự rút lui và thu hẹp ảnh hưởng khỏi chính trường Nhật Bản. Nhưng thật đáng tiếc!

Đó là một nhận định hợp lý. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều người Việt Nam thể hiện sự tiếc thương với một cựu lãnh đạo nước ngoài từ trần như ông Abe Shinzo.

Nếu nói vì công chúng Việt Nam quen tên bởi ông có thời gian cầm quyền lâu nhất thời kỳ hiện đại của Nhật Bản thì chưa thuyết phục, mà chính bởi sự chân thành, hết lòng và hiệu quả trong cách ông vun đắp quan hệ Việt Nam - Nhật Bản cũng như sự coi trọng vị thế của Việt Nam trong bối cảnh dịch chuyển quyền lực khu vực đầu thế kỷ XXI (khi Mỹ tái cân bằng/xoay trục về đây, Trung Quốc trỗi dậy, tạo ra những tình huống mới).

Thực chất, tầm nhìn của các lãnh đạo Nhật Bản về vị thế, tầm quan trọng của ASEAN và Việt Nam đã được định hình từ rất sớm, đó là học thuyết Fukuda 1977, học thuyết Hashimoto 1997 về định hình quan hệ giữa Nhật Bản với Đông Nam Á.

Nhưng phải đến thời của ông Abe, ông đã có sự cam kết mạnh mẽ nhất, hành động rõ ràng và nhất quán nhất để thực chất hóa quan hệ với ASEAN, nổi bật là quan hệ với Việt Nam, đặc biệt là về tin cậy chính trị.

Nhìn chung, quan hệ Việt Nam - Nhật Bản luôn trên đà tăng trưởng suốt nhiều thập niên, kể cả trước năm 2006, nhưng phát triển vượt bậc, tạo được gần gũi chính trị, tin cậy chiến lược thì chỉ thật sự được thúc đẩy và diễn ra một cách liền mạch, thậm chí trở thành một thói quen dưới thời của ông Abe.

Về chính trị, trong nhiệm kỳ 2 của ông Abe chứng kiến những sự kiện xây dựng lòng tin chính trị rất đặc biệt.

Ngoài các chuyến thăm hiếm có của Chủ tịch Thượng viện, Chủ tịch Hạ viện và bản thân ông Abe thăm Việt Nam bốn lần thì năm 2017, dưới tác động của Nội các Abe, Nhật Hoàng và Hoàng hậu thăm Việt Nam (một sự kiện mà Hoàng gia Nhật Bản chỉ thực hiện với các quốc gia có quan hệ đặc biệt, có vai trò rất quan trọng).

Thậm chí, dường như “sốt ruột” cho chuyến công du của Nhật Hoàng, ông Abe vài tháng trước đó đã đến thăm chính thức Việt Nam (đầu năm 2017) để chuẩn bị.

Năm 2015, sự kiện Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng thăm Nhật với tư cách quốc khách Chính phủ cũng rất đáng nhớ.

Ở cấp độ Chính phủ, người đứng đầu nội các hai nước năm nào cũng thăm viếng lẫn nhau để duy trì lòng tin và thúc đẩy đà thực chất trong quan hệ, nhất là về thương mại, đầu tư, hỗ trợ phát triển, trao đổi nhân dân.

Tháng 11/2006, trong chuyến thăm chính thức Việt Nam của ông Abe, hai bên ra Tuyên bố chung xác định “Hướng tới đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở Châu Á”, làm cơ sở quan trọng cho những bước phát triển mới sau đó.

Dù giai đoạn cầm quyền của ông Abe bị gián đoạn nhưng những nỗ lực của ông là cơ sở quan trọng để năm 2009, Nhật Bản là nước G7 đầu tiên thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam.

Đỉnh cao là sau khi ông Abe trở lại ghế Thủ tướng, tháng 3/2014, nhân Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm cấp Nhà nước tới Nhật Bản, hai bên ra Tuyên bố chung Việt Nam - Nhật Bản về quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và phồn vinh ở Châu Á.

Cũng phải nói thêm rằng sự sắp xếp chuyến thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang là một nỗ lực lớn của Nội các Abe vì tuy diễn ra đầu năm 2014 nhưng đó là cuối năm tài khóa 2013 và mỗi năm Nhật Hoàng chỉ tiếp đón tối đa hai đoàn nguyên thủ quốc gia thăm cấp nhà nước.

Không chỉ vậy, thay vì chỉ gặp một lần tại Hoàng cung như truyền thống, Nhật Hoàng và Hoàng hậu còn nhiều lần tiếp và đến tận Nhà khách quốc gia chào từ biệt Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng phái đoàn Việt Nam.

Bản thân ông Abe chọn Việt Nam là điểm dừng chân đầu tiên sau khi nhậm chức nhiệm kỳ 2, người kế nhiệm là Thủ tướng Suga Yoshihide cũng đến Hà Nội ngay khi giữ vai trò Thủ tướng.

Mới đây, Thủ tướng Kishida Fumio cũng công du Việt Nam như một trong những ưu tiên đối ngoại quan trọng nhất.

Đặc biệt, khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến Nhật Bản năm 2017, một sự kiện chưa từng có đã diễn ra, đó là dù bận phiên họp với Thượng viện, Thủ tướng Abe đã tranh thủ đến dự Diễn đàn xúc tiến đầu tư Việt Nam tại Nhật Bản với số lượng doanh nghiệp tham dự lớn nhất trong lịch sử.

Trước đó và đến bây giờ, người đứng đầu Nội các Nhật Bản chưa từng dự hội nghị tương tự.

Đồng ý rằng Việt Nam có vai trò quan trọng trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản, nhưng cá nhân tôi cho rằng những nỗ lực, những biệt đãi mà ông Abe dành cho Việt Nam có sự xuất phát từ tình cảm cá nhân rất đáng trân trọng, vượt khỏi cách đánh giá về lợi ích quốc gia là trên hết trong quan hệ quốc tế.

Và đó là một điều không dễ ghi nhận trong thế giới ngày nay!

Quan hệ Việt Nam và Nhật Bản dưới thời ông Abe được phát triển sâu rộng, mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực.

Những dấu mốc về hợp tác kinh tế có thể dễ dàng tìm kiếm bằng vài cú click chuột, mọi người đã nói nhiều rồi. Vậy nên tôi chọn di sản nổi bật nhất và tưởng chừng là khó tìm kiếm nhất trong nền chính trị thực dụng toàn cầu, đó là lòng tin.

Khi nói đến cái gọi là giai đoạn quan hệ tốt nhất mà chỉ đo các chỉ số hợp tác kinh tế, văn kiện chính trị… và bỏ qua tình cảm nhân dân thì quả thật là chưa toàn diện, bởi tình cảm chân thành là rất quan trọng để đảm bảo vượt qua khác biệt, duy trì quan hệ vào lúc khó khăn.

Trao đổi về nguồn nhân lực giữa 2 nước dưới thời ông Abe đã tăng lên rất nhanh. Đến nay đã có khoảng gần 400.000 người Việt Nam đến học tập, lao động, sinh sống lâu dài tại Nhật Bản, trở thành một trong những cộng đồng người Việt lớn nhất ở nước ngoài.

Đó là chưa kể số người Nhật và dự án của Nhật tại Việt Nam tăng lên, số lượng du học sinh đến trao đổi ngắn hạn rất đông dưới thời ông Abe.

Quan sát dư luận, nhất là trên mạng xã hội, nhiều người Việt Nam, đặc biệt là đông đảo bạn trẻ thể hiện sự quan tâm và tiếc thương trước tin tức chấn động lần này.

Tôi nghĩ, đó là một biểu hiện tương đối hiếm thấy về mặt tình cảm mà dư luận Việt Nam dành cho các chính trị gia nước ngoài, nhất là khi giữa hai nước không có sự chia sẻ truyền thống về ý thức hệ.

Dưới thời của ông Abe, quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đã đạt được tầm vóc lớn dựa trên một nền tảng không dễ gì xây dựng là lòng tin nhân dân.

Tôi rất tiếc, là đã không có cơ hội để ông Abe lý giải nhiều hơn vì sao ông có tình cảm đặc biệt với Việt Nam hơn mức bình thường. Có lẽ ông cũng dự định làm điều đó khoảng 10-20 năm nữa khi thực sự rút lui và thu hẹp ảnh hưởng khỏi chính trường Nhật Bản. Nhưng thật đáng tiếc!

Nguồn Giao Thông: https://www.baogiaothong.vn/emagazine-gia-tri-lon-nhat-ong-abe-de-lai-trong-quan-he-viet-nhat-d558892.html