EU thống nhất hạn ngạch nhập khẩu sau Brexit cho các thành viên WTO

Ngày 7/12, Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua các hạn ngạch thuế quan mới (TRQs) mà khối sẽ áp dụng chủ yếu cho các sản phẩm nông nghiệp từ các thành viên khác của WTO sau Brexit. TRQ là số lượng nhập khẩu tối đa của một loại hàng hóa nhất định mà thành viên WTO cam kết áp dụng thuế nhập khẩu thấp.

Việc Anh rút khỏi Liên minh Châu Âu buộc các TRQ hiện tại đối với 28 nước thành viên của khối, bao gồm cả Anh, phải bị phân chia lại. TRQs mới sẽ được áp dụng vào ngày sau khi Anh rời khỏi EU, hiện đang được lên kế hoạch vào ngày 29/3/2019.

Là một thành viên của EU và là một thành viên của liên minh hải quan của EU, nước Anh áp dụng mức thuế quan chung với phần còn lại của thế giới do EU quy định theo lộ trình cam kết, đưa ra các mức thuế ràng buộc (là mức thuế cao nhất mà EU đã cam kết trong WTO). Một khi Anh rời khỏi liên minh hải quan, sẽ thiết lập và áp dụng thuế quan riêng cho hàng hóa nhập khẩu của mình. Vì vậy, Anh cần phải thiết lập biểu cam kết riêng trong WTO. Với một số hàng hóa, Anh chỉ có thể lặp lại thuế quan trong biểu cam kết của EU, tuy nhiên, điều này không thể áp dụng đối với hàng hóa chịu hạn ngạch thuế quan (TRQs).

Một TRQ áp dụng cho một số lượng nhất định của hàng hóa với một mức thuế nhất định (gọi là thuế suất trong hạn ngạch), trong khi đối với số lượng hàng nhập khẩu vượt quá mức hạn ngạch đó thì áp dụng mức thuế cao hơn (gọi là thuế suất ngoài hạn ngạch). Các TRQs được đặt ra trong khuôn khổ WTO tính đến nhu cầu của EU gồm 28 thành viên. Do đó, các mức hạn ngạch hiện được dự kiến trong biểu cam kết của EU sẽ rất lớn và không phù hợp với riêng nước Anh. Việc xem xét Anh là một trong những nhà nhập khẩu hàng nông sản lớn ở EU, EU muốn điều chỉnh TRQ của mình để giải quyết nhu cầu giảm của EU27 sau Brexit.

Đề xuất về quy định hạn ngạch thuế quan đã được Ủy ban Châu Âu trình theo luật EU thỏa thuận đạt được với Anh năm 2017 về cách phân bổ hạn ngạch trong biểu cam kết của EU giữa Anh và EU. Hai bên coi việc phân chia TRQ giữa Anh và EU là sự điều chỉnh biểu cam kết WTO đối với tình hình mới sau Brexit. EU và Anh sau đó đã tổ chức các cuộc thảo luận song phương để điều chỉnh cam kết mà không đàm phán lại theo Điều XXVIII của Hiệp định Chung về thuế quan và thương mại (GATT). Mục đích là sử dụng thủ tục nhanh hơn dự kiến trong WTO để điều chỉnh.

Thỏa thuận EU và Anh về phân chia hạn ngạch đã đạt được và gửi tới các đối tác WTO vào tháng 10 năm 2017. Một số nhà xuất khẩu nông sản lớn trong WTO đã viết thư chung cho EU và Anh nêu lo ngại về thỏa thuận này. Các nước cho rằng những thay đổi do EU và Anh đề xuất không chỉ là sự điều chỉnh đơn giản về biểu cam kết và liên quan đến sự kém linh hoạt và tiếp cận thị trường cho các nhà xuất khẩu của họ. Các nước nhấn mạnh rằng nếu tiếp cận thị trường thay đổi do phân chia hạn ngạch EU-Anh đề xuất, thì các nhượng bộ khác sẽ bù đắp cho việc mất quyền tiếp cận thị trường. Các nước cũng chỉ ra những sửa đổi của cam kết ràng buộc hiện tại trong WTO nên được thông qua với thỏa thuận chung.

Để đạt được thỏa thuận về phân chia hạn ngạch, EU và Anh đã bắt đầu đàm phán với nhiều nước trong WTO được coi là có liên quan trong việc đàm phán lại biểu thuế quan theo quy định WTO. Tại hội nghị của Ủy ban tiếp cận thị trường WTO hồi tháng 10 năm 2018, nhiều nước bày tỏ lo ngại về phương pháp luận và tính chính xác của dữ liệu nhập khẩu được EU đưa ra để biện minh cho đề xuất sửa đổi các cam kết hiện tại trong WTO như một hệ quả của Brexit. Trong khi các cuộc đàm phán trong WTO tiếp tục thực hiện, Ủy ban Châu Âu đã trình một đề xuất sửa đổi Quy định của Hội đồng Châu Âu số 32/2000 thực thi các hạn ngạch thuế quan của EU được ràng buộc trong GATT.

Để làm như vậy, Ủy ban Châu Âu đã chuẩn bị một kịch bản trong đó thỏa thuận WTO sẽ không đạt được kịp thời trước khi Anh rời khỏi EU. Đề xuất theo phương pháp đã được thống nhất với Anh. EU phân chia hạn ngạch theo cách trừ đi phần của Anh đối với hạn ngạch theo toàn bộ hạn ngạch thuế quan theo cam kết. Tỷ lệ hạn ngạch của Anh được thực hiện bằng cách xác định tỷ lệ sử dụng của Anh (theo tỷ lệ phần trăm) và áp dụng tỷ lệ này cho khối lượng hạn ngạch thuế quan theo cam kết.

Theo cách này, tỷ lệ sử dụng của Anh đạt được bằng cách tính tỷ lệ nhập khẩu của Anh trên mỗi hạn ngạch trong khoảng thời gian đại diện gần đây là 3 năm (2013-2015). Sau đó, Hội đồng châu Âu đã đồng ý đề xuất này vào ngày 29/10. Đề xuất này bao gồm phụ lục danh sách chi tiết về TRQs và các tỷ lệ tương ứng của EU. Đề xuất cũng cho phép Ủy ban được ủy quyền thay đổi các phụ lục của Quy định để tính đến bất kỳ thỏa thuận nào đạt được trong WTO.

Việt Dũng

Nguồn Công Thương: https://congthuong.vn/eu-thong-nhat-han-ngach-nhap-khau-sau-brexit-cho-cac-thanh-vien-wto-113103.html