F-35 trông như thế nào khi ném bom hạt nhân?

Lockheed Martin F-35 thường được quảng cáo là chiến đấu đấu cơ hiện đại nhất hiện nay, sắp được thử ném bom hạt nhân vào năm 2023.

F-35 mang bom hạt nhân ở đâu?

Theo trang tin Mỹ Sandboxx.us (SBU), giống như tất cả các máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, F-35 là một nền tảng tàng hình được thiết kế để tránh mọi phát hiện vàtấn côngcủa các hệ thống phòng không đối phương.

Theo cấu hình mới, đặc biệtmang trọng tải vũ khí khổng lồ bên trong, bom của F-35 được lắp ở bụng thay vì ở trên các giá treo bên ngoài như các máy bay phản lực thế hệ thứ 4, F-16 Fighting Falcon hoặc F/A-18 F/A-18 Super Hornet.

F-35 thử nghiệm bom hạt nhân B61-12.

F-35 thử nghiệm bom hạt nhân B61-12.

Trong thực tế, giá treo bên ngoài cho phép máy bay chiến đấu mang nhiều khí tài hơn như để bên trong của F-35. Tuy nhiên, ngay cả khi có các giá treo vũ khí bên ngoài, nếu bị phát hiện F-35 cũng không đáng lo ngại.

Trong khi hầu hết mọi người đều quan tâm đến tải trọng của máy bay ném bom hạng nặng, như B-2 Spirit và B-52 Stratofortress, thì vai trò của máy bay chiến đấu hạt nhân lại có mục đích kép, nó là một phần chiến lược trong chiến tranh tương lai.

Hiện tại, cả F-15E Strike Eagle lẫn F-16 Fighting Falcon đều đảm nhận vai trò máy bay chiến đấu hạt nhân, giúp không quân Mỹ làm chủ bầu trời, nhất là khi có chiến tranh hạt nhân xảy ra.

“Bộ ba” máy bay ném bom hạt nhân của Mỹ bao gồm cả ICBM hạt nhân (Tên lửa liên lục địa hay vượt đại châu) mặt đất, tên lửa hạt nhân phụ trợ hoạt động dưới nước và máy bay ném bom hạt nhân.

Tiền đề của việc duy trì bộ ba này rất đơn giản, đó là phương án duy trì vũ khí hạt nhân của Mỹ phân tán và sử dụng dưới nhiều hình thức, gây khó dễ cho đối phương và giúp Mỹ tiến hành cuộc phản công hạt nhân của kẻ thù.

Nói cách khác, bộ ba hạt nhân Mỹ (Nuclear triad) là xương sống trong học thuyết “hủy diệt tương hỗ” của Lầu Năm Góc.

Hiện tại, thuật ngữ “nuclear” (hạt nhân) của Mỹ vẫn dựa chủ yếu vào F-15 và F-16, nhưng tương lai, chính xác là năm 2023, Không quân Mỹ (USAF) sẽ cấp phép F-35 cho nhiệm vụ mang và ném bom hạt nhân, nhiệm vụ này sẽ dài hơn so với các máy bay hạn nhân tiền nhiệm.

Nhưng trước khi được cấp phép USAF còn nhiều việc phải làm, thử nghiệm khả năng triển khai các vũ khí này của F-35.

Bắt đầu từ tháng 6 năm ngoái, Văn phòng Chương trình hỗn hợp F-35 đã giám sát cách ném bom hạt nhân B61-12 trơ. Những quả bom này được thử nghiệm với F-15E, và sẽ sớm thay thế một số biến thể bom hạt nhân thế hệ cũ.

Những quả bom này thuộc dạng bom trơ, nhưng chúng được thiết kế để thử nghiệm hoạt động giống như thật, giúp cung cấp thông tin cần thiết để đánh giá khả năng nền tảng tấn công hạt nhân của F-35 trong cuộc chiến tương lai.

Các thử nghiệm này sẽ được thực hiện với một chiếc F-35A, đây là máy bay cất và hạ cánh tiêu chuẩn, sẽ được trang bị cho USAF trong tương lai.

Những chiếc F-35C của Hải quân Mỹ cũng sẽ được thiết kế để cất cánh và hạ cánh trên boong tàu sân bay, còn F-35B dùng cho Thủy quân lục chiến thì cất cánh trên đường băng cực ngắn, thậm chí hạ cánh thẳng đứng trên boong tàu.

Vài nét về F-35

Theo Bách khoa thư mở và trang tin F35.com, F-35 Lightning II là tên gọi chung cho 3 biến thể máy bay khác nhau dựa trên thiết kế cơ sở X-35 của Dự án phát triển máy bay tiêm kích bom phối hợp (JSF) một chỗ ngồi, có khả năng tàng hình, đa nhiệm vụ như yểm trợ cận chiến (CAS), ném bom chiến thuật,...

JSF là dự án lớn nhất của Mỹ và đồng minh kể từ thời Chiến tranh Lạnh, thể hiện qua số lượng máy bay dự tính chế tạo trong khoảng thời gian đến năm 2035 lên tới hàng nghìn chiếc, trung bình hơn 100 chiếc mỗi năm.

Việc phát triển F-35 đã được đưa vào kế hoạch tài chính của Mỹ, Anh và các chính phủ đồng minh khác.

Nó được thiết kế và chế tạo bởi tập đoàn Lockheed Martin và các nhà thầu quốc phòng chủ chốt khác là Pratt & Whitney, BAE Systems và Northrop Grumman. Tổng kinh phí R&D (nghiên cứu & phát triển), thử nghiệm và chế tạo ước tính 2.456 chiếc thuộc 3 biến thể này khoảng 406,1 tỷ USD.

Do khoản tiền dự kiến quá lớn lại tập trung vào tay 2 nhà thầu chính Lockheed Martin và Pratt & Whitney, nên chương trình được sự quan tâm rất lớn của truyền thông Mỹ và thế giới.

Các hãng đối thủ, như Boeing cũng theo dõi rất sát từng khâu phát triển của dự án và tìm cách công bố các thông tin bất lợi về chương trình nhằm gây trở ngại cho đối tác, chủ yếu là Lockheed Martin.

Một số tính năng kỹ thuật chính của F-35

Dài 15,37 m, sải cánh 10,6 m, chiều cao 4,33 m, diện tích bề mặt cánh 42,7 m2, trọng lượng không tải 12 tấn, có tải: 20,1 tấn.

Trọng lượng cất cánh max 27,2 tấn. Máy bay dùng động cơ Pratt & Whitney F135, General Electric/Rolls-Royce F136 có đốt sau, Rolls-Royce kết hợp. Tốc độ lớn nhất 1,6 Mach (1.930 km/h), tầm bay max 2.200 km, bán kính chiến đấu 1.100 km.

Về vũ khí, có 1 pháo GAU-12/U 25 mm gắn trong thân với 180 quả đạn hoặc gắn bên ngoài cánh với 220 quả đạn. F-35 mang được 8.100 kg bom, tên lửa hoặc vũ khí khác.

Theo Khắc Nam/Báo Đất Việt

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/quoc-te/f-35-trong-nhu-the-nao-khi-nem-bom-hat-nhan/20200719095145948