Forbes: Một phần của ngành sản xuất Trung Quốc đang dịch chuyển sang Việt Nam

Quá trình dịch chuyển của ngành sản xuất đang được đẩy nhanh đáng kể do chiến tranh thương mại.

Ảnh: ShutterStock

Mới đây, sau khi tham dự một hội thảo đầu tư tại New Orleans, tác giả bài viết đã đến mua sắm tại cửa hàng của Nike ở Broadway, để mua một đôi giày mới.

Cửa hàng Nike ở đây có quy mô quá lớn, trang thiết bị công nghệ hỗ trợ cho việc mua sắm vô cùng hiện đại. Và khi cầm từng đôi giày lên xem kỹ, tác giả nhận ra dòng chữ ghi trên miếng vải nhỏ đính phía trong: Made in Vietnam.

Dòng chữ trên miếng vải này thu hút sự chú ý không phải chỉ bởi công ty One Road gia công nên sản phẩm trên có chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh mà còn bởi tác giả bài viết chợt nhận ra rằng ông không thể nhớ lần gần nhất ông nhìn thấy hàng loạt các nhãn hiệu có đi kèm dòng chữ “Made in China” là từ khi nào.

Theo những biểu đồ dưới đây, cả Nike và Adidas đều công bố tỷ lệ hàng hóa sản xuất tại Việt Nam tăng cao dần theo thời gian và cao hơn cả Trung Quốc, theo Forbes phân tích trong bài báo mới được đăng tải.

Hiện tại Adidas sản xuất khoảng hơn 45% sản phẩm giầy tại Việt Nam, tỷ lệ này tại Nike không thấp hơn là bao. Puma cũng đang tính cách chuyển dịch hoạt động sản xuất, hơn 30% sản phẩm của họ được sản xuất tại Việt Nam.

Những gì đang diễn ra là một phần trong xu thế phổ biến của ngành sản xuất. Khi chi phí lao động tại Trung Quốc tăng cao, các tập đoàn bán lẻ đa quốc gia đã cố gắng chuyển khỏi Trung Quốc.

Tháng 8/2018, nhiều tuần trôi qua tính từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump bắt đầu áp thuế cao hơn với khoảng 100 tỷ USD hàng Trung Quốc, nhiều chuyên gia phân tích vẫn không chịu thừa nhận rằng thế giới đang trải qua cuộc chiến tranh thương mại.

Phía Trung Quốc đã trả đũa, và rồi cần đến Mỹ áp thuế cao hơn nữa với khoảng 150 tỷ USD hàng Trung Quốc, đám đông mới chịu thừa nhận tình hình.

Giờ đây, Mỹ đang đánh thuế cao hơn với khoảng 250 tỷ USD hàng Trung Quốc và rủi ro thuế tăng cao đang khiến cho nhiều nhà sản xuất lo lắng.

Người ta không khỏi đặt ra hàng loạt câu hỏi: Liệu Trung Quốc có phục hồi? Liệu điều này có khiến Trung Quốc dịch chuyển nhanh hơn sang ngành dịch vụ? Nhiều chuyên gia sợ hãi về khả năng kinh tế toàn cầu sẽ suy giảm.

Thế nhưng tối thiểu đó không phải điều đang xảy ra, và ít nhất nó chưa xảy ra.

Từ góc nhìn phía Việt Nam, tâm lý đã chuyển từ thận trọng sang lạc quan về tác động của chiến tranh thương mại.

Trong khoảng 3 thập kỷ qua, hoạt động sản xuất đã dịch chuyển chầm chậm từ Trung Quốc sang Việt Nam và nhiều nước Đông Nam Á khác khi mà mức lương thưởng của người lao động tại Trung Quốc ngày một tăng.

Việt Nam nằm trong chuỗi các quốc gia Đông Nam Á tiếp nhận hoạt động sản xuất Trung Quốc.

Việt Nam có đủ lợi thế để có thể tiếp nhận hoạt động thương mại từ Trung Quốc. Việt Nam có lực lượng lao động có tay nghề cao, chi phí thấp; hạ tầng sản xuất tại Việt Nam tốt; chính trị ổn định và những khu vực miễn thuế nơi mà nhiều tập đoàn đa quốc gia khao khát khi muốn tìm kiếm địa điểm mở nhà máy.

Sản xuất tại Việt Nam giờ cũng không còn chỉ loanh quanh với dệt may và da giày. Tổng giá trị linh kiện điện thoại và điện thoại vượt 45 tỷ USD, cao hơn con số 40 tỷ USD của dệt may và da giày cộng lại.

Tuy nhiên, phía Việt Nam cũng nên cẩn trọng trong trường hợp các nhà quản lý Mỹ siết chặt chính sách với sản phẩm xuất xứ từ Trung Quốc nhưng đi qua nước khác, giống như họ đã từng làm với sản phẩm thép vào năm 2016.

Việt Nam là nhà xuất khẩu sang Mỹ lớn nhất, tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu đạt 50 triệu USD. Con số này được dự báo sẽ lên mức 57 tỷ USD ở thời điểm cuối thập kỷ.

Điều đó cũng đồng nghĩa với việc lượng tiền vào nước này sẽ ngày một lớn, GDP Việt Nam năm 2017 tăng trưởng được 6,8% - mức tăng trưởng cao nhất 6 năm hẳn không khiến nhiều người ngạc nhiên.

Tác giả bài viết là ông Peter Pham, giám đốc quỹ nghiên cứu One Road Research. Ông là tác giả của The Big Trade kiêm sáng lập viên Phoenix Capital.

TRUNG MẾN

Nguồn BizLIVE: http://bizlive.vn/the-gioi/forbes-mot-phan-cua-nganh-san-xuat-trung-quoc-dang-dich-chuyen-sang-viet-nam-3482311.html