Ga Hà Nội di dời: Bồi hồi ngắm loạt ảnh thời xưa cũ

Trước khi di dời để thực hiện Dự án metro Yên Viên - Ngọc Hồ, trong hơn 100 năm qua, ga Hà Nội mang dấu ấn lịch sử và là nơi lưu giữ ký ức của hàng triệu người.

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) và UBND TP Hà Nội đã lên phương án di dời tạm thời hạ tầng ga Hà Nội về ga Thường Tín (cách ga Hà Nội khoảng 20km, nằm trên tuyến đường sắt Bắc - Nam) để làm tổ hợp ga Ngọc Hồi và ga trung tâm trung chuyển của đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị. Ảnh: Lao động.

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) và UBND TP Hà Nội đã lên phương án di dời tạm thời hạ tầng ga Hà Nội về ga Thường Tín (cách ga Hà Nội khoảng 20km, nằm trên tuyến đường sắt Bắc - Nam) để làm tổ hợp ga Ngọc Hồi và ga trung tâm trung chuyển của đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị. Ảnh: Lao động.

Trong thời gian tới, Bộ GTVT cùng các đơn vị liên quan sẽ phối hợp, chỉ đạo di dời cơ sở hạ tầng đường sắt quốc gia như các ga Hà Nội, Giáp Bát để bàn giao mặt bằng cho Hà Nội thực hiện Dự án metro Yên Viên - Ngọc Hồi. Ảnh: VTC.

Theo Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, các tuyến đường sắt quốc gia không xuyên tâm qua ga Hà Nội như hiện tại. Quy hoạch phát triển GTVT Hà Nội thể hiện, sau khi di dời hạ tầng đường sắt quốc gia, ga Hà Nội có diện tích dự kiến khoảng 15 ha chỉ lập tàu khách và là ga trung tâm trung chuyển của đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị và hệ thống giao thông công cộng khác. Ảnh: Lao động.

Trước khi di dời, ga Hà Nội không chỉ là một nhà ga bình thường của ngành đường sắt mà còn mang nhiều dấu ấn lịch sử và là nơi lưu giữ ký ức của hàng triệu người dân Việt Nam. Ảnh tư liệu.

Ga Hà Nội - tên cũ là ga Hàng Cỏ - do Pháp xây dựng và khánh thành năm 1902. Khi ấy, đây là con đường xe lửa xuyên Đông Dương và xuyên Đông Tây cũng như là nhà ga lớn nhất ở Đông Nam Á lúc bấy giờ. Ảnh tư liệu.

Thời kỳ đầu, ga Hàng Cỏ là điểm xuất phát của con đường sắt từ Hà Nội đi Lạng Sơn rồi mở thêm đường đi Hải Phòng vào năm 1903. Đến năm 1905, ga Hàng Cỏ có tuyến đường sắt lên Lào Cai. Ảnh tư liệu.

Trong những thập kỷ tiếp theo, ga Hà Nội chứng kiến nhiều sự kiện thăng trầm của thủ đô Hà Nội, bao gồm cuộc kháng chiến toàn quốc vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Ảnh tư liệu.

Trong suốt những năm tháng chiến tranh ác liệt, ga Hàng Cỏ trở thành mục tiêu ném bom. Do đó, công trình bị hư hại một phần và được tu sửa để tiếp tục hoạt động. Trong giai đoạn cam go này, tàu hỏa đều chạy vào ban đêm. Ảnh tư liệu.

Từ năm 1975 đến nay, ga Hà Nội chứng kiến quá trình "thay da đổi thịt" của thủ đô Hà Nội với những đường phố khang trang, sạch sẽ, những tòa nhà cao tầng hiện đại.... Ảnh tư liệu.

Trải qua hơn 100 năm, ga Hà Nội được xem như một biểu tượng của thành phố và là đầu mối giao thông quan trọng vận chuyển hành khách, hàng hóa. Ảnh tư liệu.

Mời độc giả xem video: Chuẩn bị hoàn thành hàn và đặt ray dự án đường sắt Nhổn - Ga Hà Nội. Nguồn: HTV - Đài Hà Nội.

Tâm Anh (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/ga-ha-noi-di-doi-boi-hoi-ngam-loat-anh-thoi-xua-cu-1751850.html