Giá cà phê hôm nay 19/5: Tăng vọt, cung-cầu vẫn chiếm ưu thế trung hạn, Covid-19 cản đường cà phê Việt sang EU

Liên minh châu Âu (EU) là thị trường tiêu thụ cà phê lớn, chiếm 1/3 lượng tiêu thụ toàn cầu. Tuy nhiên, diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 đang khiến xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường này gặp nhiều khó khăn.

Việc giá cà phê sớm đảo chiều tăng trở lại, nhất là khi kỳ hạn giao hàng tháng 5 sắp kết thúc, đã được giới chuyên gia dự báo tới. (Nguồn: Foodyoushouldtry)

Việc giá cà phê sớm đảo chiều tăng trở lại, nhất là khi kỳ hạn giao hàng tháng 5 sắp kết thúc, đã được giới chuyên gia dự báo tới. (Nguồn: Foodyoushouldtry)

Diễn biến giá cà phê hôm nay 19/5

Hôm nay thị trường lại được chứng kiến những phiên "vượt rào" bật tăng mạnh mẽ, trên bảng giao dịch màu xanh đã trở lại.

Giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London tăng rất mạnh, kỳ hạn giao tháng 7, tăng 56 USD (3,84%), lên 1.515 USD/tấn; kỳ hạn giao tháng 9 cũng tăng 55 USD (3,71%), vượt lên 1.539 USD/tấn. Khối lượng giao dịch tăng mạnh.

Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York cũng bật tăng rất mạnh. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 7 tăng 7,5 Cent (5,15%), lên 153,25 Cent/lb và kỳ hạn giao, tháng 9 tăng 7,5 Cent (5,08%), lên 155,25 Cent/lb, ghi nhận của TG&VN vào lúc 0h15 ngày 19/5 (giờ Việt Nam). Khối lượng giao dịch tăng khá.

Phân tích kỹ thuật

Trong phiên liền trước, chỉ trong 1 ngày, giá cà phê đã đánh mất thành quả đạt được của cả tuần trước, cho thấy, giới đầu cơ trên các sàn cà phê phái sinh tỏ ra rất nhạy bén trước biến động của thị trường tài chính nói chung.

Tuy vậy, yếu tố cung – cầu trong trung hạn vẫn chiếm ưu thế nên việc giá cà phê sớm đảo chiều tăng trở lại, nhất là khi kỳ hạn giao hàng tháng 5 sắp kết thúc, đã được giới chuyên gia dự báo tới.

Như vậy, giá cà phê quay lại đà tăng không ngoài thị trường đã suy đoán. Sức tăng rất mạnh mẽ là nhờ việc chu chuyển dòng vốn đầu cơ giữa các thị trường phái sinh. Phải kể đến đầu tiên là các sàn tiền ảo lao dốc trở lại, góp thêm phần hỗ trợ nữa là thị trường chứng khoán Mỹ chìm trong sắc đỏ, USD Index tiếp tục sụt giảm trong rổ tiền tệ mạnh.

Bên cạnh còn là báo cáo tồn kho tháng Tư của Hiệp hội Cà phê Hạt (GCA) ở Bắc Mỹ tăng 1,47% so với tháng trước nhưng lại giảm tới hơn 11,6% so với cùng kỳ năm trước. Điều này dấy lên mối lo khi nguồn cung arabica đang có dấu hiệu chững lại, trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ nhanh chóng hồi phục khi nhiều nước Âu, Mỹ gỡ bỏ giãn cách xã hội nhờ lượng người được tiêm chủng vaccine phòng covid-19 tăng nhanh…

Giới nhà phân tích tin, đà tăng giá cà phê thực sự vững chắc khi Brasil bắt tay vào thu hoạch vụ cà phê mới, với sản lượng sụt giảm vì khô hạn ngay từ đầu vụ và cây cà phê vào chu kỳ cho năng suất thấp, đã hiển hiện rõ ràng.

Tuy nhiênSức tiêu thụ cà phê sẽ

Giá cà phê trong nước hôm nay tăng 700 đồng/kg, tại hầu hết các địa phương trọng điểm trong ngày hôm nay (19/5). Tỉnh/huyện Giá thu mua LÂM ĐỒNG — Bảo Lộc ROBUSTA 32.200 (VNĐ/Kg) — Di Linh ROBUSTA 32.100 — Lâm Hà ROBUSTA 32.200 ĐẮK LẮK — Cư M'gar ROBUSTA 33.300 — Ea H'leo ROBUSTA 33.100 — Buôn Hồ ROBUSTA 33.100 GIA LAI — Pleiku ROBUSTA 33.000 — Ia Grai ROBUSTA 33.000 — Chư Prông ROBUSTA 32.900 ĐẮK NÔNG — Đắk R'lấp ROBUSTA 32.900 — Gia Nghĩa ROBUSTA 33.000 KON TUM — Đắk Hà ROBUSTA 32.900 HỒ CHÍ MINH — R1 34.500

Viện Địa Lý và Thống kê Quốc gia Brasil (IBGE), cơ quan chịu trách nhiệm công bố dữ liệu kinh tế, đã điều chỉnh giảm, ước tính vụ mùa cà phê năm 2021 giảm khoảng 0,6% xuống 46,70 triệu bao, gồm 31,7 triệu bao cà phê arabica và 15 triệu bao cà phê Conilon robusta.

Trong khi đó, dự báo trong ngắn hạn, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang EU sẽ gặp khó khăn, do diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19.

Về dài hạn, dung lượng thị trường nhập khẩu cà phê của EU rất lớn, do đó, ngành hàng cà phê Việt Nam còn nhiều cơ hội để khai thác thị trường tiềm năng lớn này.

Liên minh châu Âu (EU) là thị trường tiêu thụ cà phê lớn, chiếm 1/3 lượng tiêu thụ toàn cầu. Trong giai đoạn 2020 – 2025, thị trường cà phê EU được kỳ vọng sẽ tăng trưởng với tốc độ trung bình là 5,5%/năm.

Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) cho biết, nhu cầu tiêu thụ cà phê ở EU không bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi cuộc khủng hoảng toàn cầu. Đại dịch Covid-19 chỉ tác động tiêu cực lên thị trường cà phê EU trong thời gian ngắn.

Nhu cầu tiêu thụ cà phê ở EU dự kiến sẽ ổn định trong dài hạn, đây vẫn là thị trường hấp dẫn đối với các nhà xuất khẩu cà phê, theo thông tin từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương).

Nguồn TG&VN: https://baoquocte.vn/gia-ca-phe-hom-nay-195-tang-vot-cung-cau-van-chiem-uu-the-trung-han-covid-19-can-duong-ca-phe-viet-sang-eu-145589.html