Giá cà phê hôm nay 20/6: Xu hướng tăng giá đầu tháng 6, bước vào giai đoạn 'kinh doanh thời tiết'; xuất khẩu cà phê Việt tăng ở hầu hết các thị trường

Đầu tháng 6, giá cà phê thế giới tiếp tục đà phục hồi, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương. Yếu tố giúp giá cà phê tăng trong ngắn hạn gồm, xuất khẩu cà phê robusta từ Việt Nam chậm lại và thời tiết không thuận lợi tại vùng sản xuất cà phê chính ở Brazil.

Giá cà phê trong nước hôm nay 20/6 đi ngang tại các địa phương thu mua trọng điểm. (Nguồn: https: doanhnhan.biz/)

Giá cà phê trong nước hôm nay 20/6 đi ngang tại các địa phương thu mua trọng điểm. (Nguồn: https: doanhnhan.biz/)

Giá cà phê hôm nay 20/6

Tính chung cả tuần qua, giá cà phê robusta có 3 phiên giảm và 2 phiên tăng, các mức giảm nhẹ. Giá cà phê robusta kỳ hạn giao ngay tháng 7 giảm tất cả 12 USD (0,58%), xuống 2.165 USD/tấn. Khối lượng giao dịchở mức trung bình.

Trong khi đó, giá cà phê arabica có 3 phiên tăng và 2 phiên giảm, các mức giảm nhẹ. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao ngay tháng 7 giảm tất cả 1,25 Cent (0,55%), xuống 227,65 Cent/lb. Khối lượng giao dịch trên mức trung bình.

Giá cà phê chốt phiên giao dịch cuối tuần (ngày 18/6), giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London quay đầu giảm mạnh, kỳ hạn giao tháng 7/2022 giảm 26 USD (1,24%), giao dịch tại 2.065 USD/tấn. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 9/2022 giảm 25 USD (1,19%) giao dịch tại 2.079 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình.

Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York kỳ hạn giao tháng 7/2022 cũng giảm 4,30 Cent (1,85%), giao dịch tại 227,65 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 9/2022 giảm 4,40 Cent/lb (1,90%), giao dịch tại 227,40 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng trung bình.

Thông tin thị trường cà phê

Giá cà phê trong nước hôm nay 20/6 đi ngang tại các địa phương thu mua trọng điểm.

Đơn vị tính: VND/kg | FOB: USD/tấn

FOB một thuật ngữ viết tắt trong tiếng Anh của cụm từ Free On Board, nghĩa là Miễn trách nhiệm Trên Boong tàu nơi đi còn gọi là "Giao lên tàu".

Trừ lùi là mức giá mà bên mua trừ vào giá của bên bán. Thường là do vấn đề về chất lượng và thương hiệu.

(Nguồn: Giacaphe.com)

Tuần qua thị trường tài chính tiền tệ đã có một số biến động đáng chú ý khi nhiều các Ngân hàng Trung ương của nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới đều có động thái điều chỉnh lãi suất cơ bản thể hiện quyết tâm đẩy lùi lạm phát. Tuy nhiên, đây cũng là lúc giới đầu cơ vẫn còn đứng bên ngoài để chờ xem hiệu quả tác động của việc nâng lãi suất cơ bản lần này và những lần sắp tới để xác định xu hướng rõ ràng hơn.

Ảnh hưởng rõ ràng nhất phải kể đến quyết định nâng lãi suất cơ bản đồng USD của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), với 0,75% lên ở mức 1,5 – 1,75%/năm. Đây là lần nâng lãi suất cao nhất của Fed sau báo cáo lạm phát vượt kỷ lục ở nền kinh tế Mỹ.

Ảnh hưởng sát sườn nhất đến thị trường cà phê là việc Ủy Ban Chính sách Tiền tệ (Copom) – Brazil cũng nâng lãi suất cơ bản đồng Real thêm 0,5% lên ở mức 13,25%/năm cũng góp phần củng cố giá cà hàng hóa nông sản xuất khẩu thế mạnh của Brazil, ngăn chặn họ bán mạnh khi đồng Real suy yếu trở lại trước áp lực của tỷ giá hối đoái.

Thị trường arabica New York đã hoàn tất hợp đồng quyền chọn kỳ hạn tháng 7, sẽ bước vào ngày thông báo đầu tiên (FND), ngày 22/6 vào giữa tuần này

Thị trường robusta London sẽ tiếp theo sau, sẽ mở ra một giai đoạn kinh doanh mới được thị trường mặc nhiên công nhận là giai đoạn “kinh doanh thời tiết” khi nhà đầu tư thường tập trung theo dõi tin tức thời tiết sương giá mùa Đông ở Brazil sẽ tác động mạnh lên các thị trường cà phê kỳ hạn thế giới, trong khi người Brazil sẽ bán mạnh tay sản lượng cà phê vụ mới vào năm được theo chu kỳ “hai năm một”. Các vùng trồng cà phê hàng đầu thế giới của Brazil hiện đang đẩy mạnh thu hoạch.

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, trong tháng 5/2022, Việt Nam xuất khẩu cà phê đạt 142,33 nghìn tấn, trị giá 324,3 triệu USD, giảm 9,6% về lượng và giảm 10,5% về trị giá so với tháng 4/2022, so với tháng 5/2021 tăng 9,3% về lượng và tăng 33,2% về trị giá. Tính chung 5 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 881,56 nghìn tấn, trị giá 1,98 tỷ USD, tăng 23,2% về lượng và tăng 56,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Trong tháng 5/2022, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam đạt mức 2.278 USD/ tấn, giảm 1,0% so với tháng 4/2022, nhưng tăng 21,9% so với tháng 5/2021. Tính chung 5 tháng đầu năm 2022, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam đạt mức 2.250 USD/tấn, tăng 23,9% so với cùng kỳ năm 2021.

Tháng 5/2022 so với tháng 5/2021, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang hầu hết các thị trường chính tăng, ngoại trừ xuất khẩu sang Nhật Bản, Mỹ và Philippines giảm mạnh. Đáng chú ý, xuất khẩu cà phê sang nhiều thị trường châu Âu ghi nhận mức tăng trưởng hai con số. Trong 5 tháng đầu năm 2022 so với cùng kỳ năm 2021, xuất khẩu cà phê sang hầu hết các thị trường tăng, ngoại trừ Mỹ, Philippines và Trung Quốc.

(tổng hợp)

Gia An

Nguồn TG&VN: https://baoquocte.vn/gia-ca-phe-hom-nay-206-xu-huong-tang-gia-dau-thang-6-buoc-vao-giai-doan-kinh-doanh-thoi-tiet-xuat-khau-ca-phe-viet-tang-o-hau-het-cac-thi-truong-187703.html