Gia Lai: Người dân thu lợi từ trái chanh dây

Chanh dây hay còn gọi là chanh leo hiện nay đang là một loại nông sản có tiềm năng rất lớn của bà con nông dân chúng ta. Hiện nay thị trường các nước châu Âu đang rất ưu chuộng loại sản phẩm nông sản này của Việt Nam.

Những năm trước đây, bà con nông dân tại tỉnh Gia Lai trồng chanh dây theo hướng tự phát, giá cả bấp bênh, sâu bệnh liên miên làm năng suất cây chanh dây không thu được hoạch được là bao.

Trái chanh dây đang có giá cao tại Gia Lai

Tuy nhiên, quả chanh dây tại đây đã có những kết rất đáng mừng. Với mục tiêu phát triển bền vững, tại tỉnh Gia Lai, HTX DVNN Hùng Thơm đã nỗ lực tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp chanh dây của mình, liên kết với bà con nông dân để sản xuất chanh dây sạch để xuất khẩu sang các nước châu Âu.

Mặc dù mới đi vào hoạt động nhưng HTX DVNN Hùng Thơm đã ký được nhiều đơn hàng xuất khẩu chanh dây sang thị trường châu Âu. Theo lãnh đạo HTX Hùng Thơm, bình quân mỗi ngày HTX này xuất khẩu hơn 1 tấn quả chanh dây sang thị trường Pháp và Thụy Sỹ. Đây là những thị trường yêu cầu khắt khe về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, mẫu mã mặt hàng. Các lô chanh dây khi xuất khẩu đi đến các thị trường này đều được lựa chọn rất kỹ càng trước khi đóng gói.

Bà Đỗ Thị Mỹ Thơm, Giám đốc HTXNN và DVNN Hùng Thơm (huyện Mang Yang – Gia Lai) cho biết. Chúng tôi yêu cầu bà con nông dân trồng cây chanh dây trên địa bàn làm chuẩn yêu cầu thành phần kỹ thuật chăm sóc cây, kỹ thuật thu hoạch để bảo đảm sản phẩm có mẫu mã tốt, chất lượng đảm bảo theo yêu cầu của thị trường châu Âu.

Bà Đỗ Thị Mỹ Thơm, Giám độc HTXNN và DV Hùng Thơm (ảnh báo Gia Lai)

Để mặt hàng này đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của thị trường Pháp và Thụy Sỹ, HTXNN và DV Hùng Thơm đã liên kết với bà con theo một quy trình sản xuất nghiêm ngặt, bù lại doanh nghiệp sẽ bao tiêu toàn bộ sản phẩm chanh dây được trồng với hơn 1000ha của à con nông dân tại đây với giá thành tốt nhất.

Ông Đỗ Hữu Luân, thôn Nhơn Tân, xã Đak Ta ley, huyện Mang Yang (Gia Lai) cho biết. Trông cây chanh dây phải thực hiện nghiêm túc chế độ chăm sóc, chúng tôi phải có chế độ tưới, phun thuốc theo đúng ngày giờ. Phân bón cho cây Chanh dây của gia đình chúng tôi được sử dụng là phân chuồng, chính vì vậy giá chanh dây của gia đình chúng tôi luôn được thu mua với giá rất cao từ 30.000đ đến 50.000đ/kg. Nếu bón phân hóa học giá chỉ có thể dươcis 30.000đ/kg thôi

Cũng giống như ông Luân, ông Nguyễn công Thanh cho biết. Cách đây 2 năm tôi trồng cây chanh dây này và đem bán ngoài thị trường chở một xe khoảng 4 – 5 tạ nhưng chỉ bán được có 400.000đ đến 500.000đ mà thôi. Thời điểm này cũng số lượng chanh dây như vậy chúng tôi có thể bán được 4 đến 5 triệu đồng.

Theo bà Thơm cho biết. Hiện nay giá 1kg Chanh dây xuất khẩu đang có giá từ 50.000đ đến 55.000đ/kg, ngoài những trái chanh dây đạt tiêu chuẩn để xuất khẩu đi thị trường của 2 nước nói trên, số lượng chanh dây không đạt tiêu chuẩn đều được HTX sử dụng chế biến làm nước cốt, mứt chanh dây. Nhờ vậy mà tất cả các sản phẩm chanh của bà con nông dân ở đây đều được thu mua và xử lý toàn bộ.

Liên kết giữa người nông dân với doanh nghiệp để nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp đang là một hướng đi đúng đắn nhất của ngành nông nghiệp trồng trọt nói riêng và ngành nông nghiệp nói chung. Nhờ sự liên kết này mà sản phẩm của bà con sẽ không còn hiện tượng “giải cứu” như những năm vừa qua.

Tuy nhiên, để sự liên kết này thành công đòi hỏi người nông dân phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình trồng trọt, phải bảo đảm an toàn thực phẩm, áp dụng khoa học và kỹ thuật trồng trọt để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, đáp ứng được với những yêu cầu khắt khe ngày càng tăng ở thị trường trong khu vực và các nước khác trên thế giới.

Ngọc Thủy

Nguồn KTNT: http://kinhtenongthon.vn/gia-lai-nguoi-dan-thu-loi-tu-trai-chanh-day-post27161.html