Gia nhập CPTPP: Lao động Việt Nam cần 5 cam kết chính

Sáng nay (2/11), tại phiên thảo luận tổ, nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng Việt Nam đã sẵn sàng với CPTPP.

Sau khi Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trình bày tờ trình về việc đề nghị phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cùng các văn kiện liên quan, Quốc hội tiếp tục làm với phiên thảo luận tổ.

ĐB Lê Quân thảo luận tại tổ.

Tại tổ Hà Nội, ĐB Lê Quân cho biết, CPTPP so với TPP trước đây có nhiều điều khoản rất phù hợp, mức độ cam kết, có độ linh hoạt cao. So với các nước tham gia chúng ta đã có kết nối với 7 nước. Sau khi ký hiệp định này chúng ta sẽ có thêm 3 quốc gia đồng thời tạo cơ hội cho các quốc gia khác tham gia tiếp theo, điều đó sẽ giúp tăng trưởng GDP, tăng trưởng việc làm, tăng trưởng xuất khẩu. Dự kiến tăng trưởng xuất khẩu sẽ cao hơn tăng trưởng nhập khẩu bởi qua phân tích về mặt kinh tế chúng ta có thể đo lường lường được mặt tích cực chủ yếu nhiều hơn.

Về vấn đề lao động, theo ĐB Lê Quân, đặc điểm của chúng ta tạo việc làm, giúp nâng cao hiệu suất lao động đồng thời chuyển dịch cơ cấu lao động, theo xu hướng lao động hiện đại hóa chất lượng cao đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp và chế tạo.

Nói về cam kết CPTPP liên quan đến vấn đề lao động, ĐB Quân cho biết: "Chúng tôi cũng đã phân tích, đánh giá tổng thể và báo cáo Chính phủ. CPTPP chủ yếu đòi hỏi chúng ta có những tương thích chung trong đó có một số cam kết chính: Thứ nhất, yêu cầu cam kết về tự do hiệp hội, nghĩa là tự do liên kết của người lao động; thứ hai là cam kết chấm dứt lao động định mức, lao động ép buộc; thứ ba là loại bỏ lao động trẻ em; thứ tư tránh phân biệt đối xử nghề nghiệp cùng một số quy định liên quan đến lương tối thiểu lao động; thứ năm, sức khỏe nghề nghiệp".

“Nhìn chung, so với cam kết chung của tuyên bố ILO thì Việt Nam đã tương thích được 7 cam kết. Điều đó, cho thấy chúng ta đã có tương thích rất nhiều, các vấn đề như quan hệ lao động tiền lương, lao động trẻ em, lao động cương bức,… chúng ta đều đảm bảo”, ĐB Quân nói.

Cũng theo ĐB Quân, riêng đối với vấn đề quyền tự do liên kết và hội của người lao động thì thỏa thuận CPTPP không bắt buộc chúng ta phải thỏa thuận công ước này trong tổ chức công đoàn quốc tế, do đó không nhất thiết chúng ta phải phê chuẩn công ước này, nhưng phải cam kết về là tự do về mặt liên kết.

Tuy nhiên, vấn đề tự do liên kết thể hiện linh hoạt đó là liên kết trong doanh nghiệp, không phải liên kết giữa các doanh nghiệp trong xã hội. Điều đó giúp người lao động có liên kết với nhau thành tổ chức đại diện trong doanh nghiệp. Tổ chức này phải làm hai việc hoặc là tham gia tổ chức của Liên đoàn Lao động hoặc là đăng ký với nhà nước để luật hóa cho gọn công quyền lao động. “Tổ chức này giúp người lao động tổ chức các cuộc đối thoại tập thể hoặc các cuộc đình công theo quy định pháp luật. Đây là điểm tương đối mới”, ĐB Quân nói.

Thực hiện yêu cầu của thủ tướng Chính phủ từ năm 2015, Bộ LĐTB&XH có nhiệm vụ tiến tới xúc tiến phê chuẩn nốt 3 công ước của tổ chức lao động quốc tế, dự kiến đến 2020 sẽ phê chuẩn.

“Như vậy, nhìn chung việc gia nhập CPTPP của người lao động cho thấy, chỉ có một thỏa thuận quyền liên kết của người lao động là cần chúng ta cân nhắc, còn lại các điều khoản khác, chúng ta đa tương thích”, ĐB Quân nói.

Hồng Hương

Nguồn DĐDN: http://enternews.vn/gia-nhap-tp-cpp-lao-dong-viet-nam-can-5-cam-ket-chinh-139053.html