Giá tiêu hôm nay 14/7, vì sao thị trường trầm lắng kéo dài, khi nào giá tiêu lấy lại những gì đã mất?

Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương, giao dịch từ 67.500 – 70.500 đ/kg.

Giá tiêu hôm nay 14/7, vì sao thị trường trầm lắng kéo dài, khi nào giá tiêu lấy lại những gì đã mất? (Nguồn: EMediHealth)

Giá tiêu hôm nay 14/7, vì sao thị trường trầm lắng kéo dài, khi nào giá tiêu lấy lại những gì đã mất? (Nguồn: EMediHealth)

Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương, giao dịch từ 67.500 – 70.500 đ/kg.

Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Gia Lai, Đồng Nai, thấp nhất thị trường khi ở mức 67.500 đ/kg.

Giá tiêu hôm nay tại các tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk (68.500 đ/kg); Bình Phước (69.500 đ/kg) và Bà Rịa - Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất là 70.500 đ/kg.

Hiện nay biến động của tỷ giá hối đoái đã đẩy đồng USD lên cao kỷ lục trước nguy cơ suy thoái kinh tế thế giới và lạm phát vượt mức. Điều này khiến nhà nhập khẩu tiếp tục chờ đợi các chính sách tiền tệ rõ ràng hơn nữa.

Nhập khẩu đình trệ làm cho thị trường trầm lắng. Hệ lụy là các đơn vị xuất khẩu trong nước mua hàng cầm chừng, và kìm giá xuống thấp hơn nữa.

Theo đánh giá, các nhà nhập khẩu vẫn còn chờ đợi mà chưa dám mua vào để bổ sung nguồn dự trữ đang sụt giảm đáng kể. Như vậy nhìn tổng quan lượng hàng dự trữ của xuất khẩu không dồi dào như trước.

Theo các ý kiến của những thành viên Diễn đàn hồ tiêu Việt Nam, tình trạng này có thể kéo dài tới tháng 9/2022. Khi lượng hàng dự trữ xuống thấp và các điều kiện tiền tệ ổn định có thể diễn ra các đợt mua mạnh khoảng thời gian này, khi đó giá tiêu có cơ hội lấy lại những gì đã mất từ đầu vụ.

Trên toàn cầu, giá tiêu các nước cũng sụt giảm liên tiếp trong vài tháng qua.

Có ý kiến nhận định thị trường hạt tiêu sẽ tăng trở lại vào giữa quý III, khi nhu cầu nhập khẩu cho những kỳ lễ hội cuối năm và dịp Tết ở các quốc gia tăng cao. Ngoài ra, xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam còn kỳ vọng từ thị trường Trung Quốc khi nước này mua thêm khoảng 30.000 - 40.000 tấn hạt tiêu trong 6 tháng còn lại của năm 2022.

Thời điểm hiện tại giá hạt tiêu của Việt Nam phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc khi mà các nhà nhập khẩu châu Âu và Mỹ đã ký hợp đồng đến cuối năm nay.

Doanh nghiệp đã dự trữ đủ lượng hàng để sản xuất và xuất khẩu nên lực mua chậm và yếu hơn so với diễn biến của thị trường.

Theo Hiệp hội Hạt tiêu Quốc tế (IPC), lượng hàng trong kho ở các quốc gia tiêu thụ vẫn còn đáp ứng đủ nhu cầu, do đó, giá hạt tiêu toàn cầu trong những tháng qua và bây giờ không cho thấy sự dao động lớn mặc dù sản lượng được dự báo tiếp tục giảm 3% trong năm 2022, chủ yếu giảm từ Việt Nam và Ấn Độ.

(tổng hợp)

Hải An

Nguồn TG&VN: https://baoquocte.vn/gia-tieu-hom-nay-147-vi-sao-thi-truong-tram-lang-keo-dai-khi-nao-gia-tieu-lay-lai-nhung-gi-da-mat-190639.html