Giá tiêu hôm nay 29/7, tiêu Việt vững vàng 'ngôi vương' trên thị trường toàn cầu, vẫn cộng dồn nhiều khó khăn

Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương, giao dịch từ 70.000 - 73.500 đ/kg.

Giá tiêu hôm nay 29/7, tiêu Việt vững vàng ‘ngôi vương’ trên thị trường toàn cầu, vẫn cộng dồn nhiều khó khăn với hàng xuất khẩu. (Nguồn: Ptexim)

Giá tiêu hôm nay 29/7, tiêu Việt vững vàng ‘ngôi vương’ trên thị trường toàn cầu, vẫn cộng dồn nhiều khó khăn với hàng xuất khẩu. (Nguồn: Ptexim)

Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương, giao dịch từ 70.000 - 73.500 đ/kg.

Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Đồng Nai, Gia Lai thấp nhất thị trường khi ở mức 70.000 đ/kg.

Giá tiêu hôm nay tại các tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk (71.000 đ/kg); Bình Phước (72.000 đ/kg) và Bà Rịa - Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất là 73.500 đ/kg.

Sau quãng thời gian giữa tháng liên tục hạ, thị trường dần lấy lại được đà tăng. So với thời điểm ngày 1/7/2022, giá tiêu trong nước đang cao hơn 1.000 - 1.500 đồng/kg. Cùng với đó giá tiêu đen và tiêu trắng xuất khẩu của Việt Nam tăng 100 USD/tấn, tương ứng với 3.750 USD/tấn tiêu đen loại 550g/l và 5.800 USD/tấn với tiêu trắng.

Sự tăng mua từ thị trường Trung Quốc và việc đồng USD giảm nhẹ đang là những nhân tố tích cực giúp giá tiêu trong nước tăng liên tiếp từ giữa tháng 7/2022 đến nay.

Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, 6 tháng đầu năm 2022, Việt Nam xuất khẩu được hơn 125.000 tấn hồ tiêu, với tổng kim ngạch đạt gần 570 triệu USD. So với cùng kỳ năm ngoái, lượng xuất khẩu hồ tiêu giảm trên 19%, tuy nhiên do giá xuất khẩu tăng nên trị giá kim ngạch xuất khẩu tăng 13,5%. Hồ tiêu Việt Nam trong 6 tháng đầu năm chiếm 55% thị phần toàn cầu, nhiều nhất thế giới.

Thị trường xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam đứng đầu là châu Á (chiếm 44% thị phần), sau đó đến châu Mỹ (26,4%), châu Âu (23,9%) và châu Phi (5,3%), nhưng so với cùng kỳ năm ngoái, lượng nhập khẩu hồ tiêu từ các thị trường này giảm.

Theo vneconomy, ông Lê Việt Anh, Chánh Văn phòng Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam cho biết, những khó khăn, thách thức với xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam trong thời gian qua là do ảnh hưởng của xung đột tại Đông Âu, giá dầu tăng, lạm phát kinh tế… khiến nhu cầu toàn cầu giảm nên lượng nhập khẩu hồ tiêu và gia vị của các nước đều giảm.

Trong khi thị trường Trung Quốc theo đuổi chính sách zero Covid-19, nên từ một nước nhập khẩu hồ tiêu lớn thứ 2 thế giới từ 50-60.000 tấn/năm, thì 6 tháng đầu năm 2022 nước này chỉ nhập khoảng 6.000 tấn… sụt giảm rất lớn.

Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp khiến việc trồng và sản xuất hồ tiêu, gia vị rất khó khăn. Ngoài ra, tình hình sâu bệnh hại, giống vẫn lai tạo chứ chưa có loại giống thuần chủng nào… đang ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất.

Một khó khăn nữa là rào cản kỹ thuật ngày càng cao của các thị trường đặc biệt thị trường châu Âu và Mỹ, điều kiện về dư lượng chất bảo vệ thực vật liên tục được đưa ra với mức thấp hơn gây khó khăn cho các doanh nghiệp.

Mặt khác, giá vật tư đầu vào tăng cao như thuốc, phân bón, nhân công, cước tàu, nhiên liệu… ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp và người nông dân.

Hơn nữa sự cạnh tranh ngày càng cao giữa các nước sản xuất như Brazil, Indonesia, Campuchia do chất lượng hồ tiêu các nước này đang vươn lên mạnh mẽ, ngoài chất lượng khi xuất khẩu giá cước tàu xuất khẩu của các nước này cũng cạnh tranh hơn so với Việt Nam.

Cuối cùng, do thiếu thông tin về nhu cầu thị trường cũng như thông tin thay đổi chính sách của các nước nhập khẩu, nhất là khu vực châu Phi.

(tổng hợp)

Hải An

Nguồn TG&VN: https://baoquocte.vn/gia-tieu-hom-nay-297-tieu-viet-vung-vang-ngoi-vuong-tren-thi-truong-toan-cau-van-cong-don-nhieu-kho-khan-192369.html