Giá tiêu tiến gần mốc 80.000 đồng/kg; Giá xăng dầu tiếp tục giảm

Thông tin thị trường hôm nay 10/5, tiếp đà tăng, giá tiêu tiến gần mốc 80.000 đồng/kg; Giá cà phê trong nước cán mốc 53.900 đồng/kg; Giá xăng dầu tiếp tục giảm...

Tiếp đà tăng, giá tiêu tiến gần mốc 80.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 10/5, tại thị trường trong nước tiếp tục điều chỉnh tăng 1.000 đồng/kg. Đây là phiên tăng thứ 2 liên tiếp trong tuần. Hiện giá tiêu tại các vùng trọng điểm đều đã vượt mốc 73.000 đồng/kg và dao động quanh mốc 73.000 – 76.000 đồng/kg.

Theo đó, tại khu vực Tây Nguyên, giá tiêu hôm nay dao động quanh mức 73.000 – 74.000 đồng/kg. Cụ thể, tại Gia Lai, giá tiêu hôm nay được thương lái thu mua ở mức 73.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg. Tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, giá tiêu hôm nay cũng tăng 1.000 đồng/kg lên mức 74.000 đồng/kg.

Giá tiêu hôm nay đã tăng 1.000 – 1.500 đồng/kg so với hôm qua.

Giá tiêu hôm nay đã tăng 1.000 – 1.500 đồng/kg so với hôm qua.

Tương tự, tại Đông Nam bộ, giá tiêu hôm nay cũng điều chỉnh tăng 1.000 đồng/kg. Hiện giá tiêu hôm nay tại Bà Rịa - Vũng Tàu đang được thương lái thu mua ở mức 76.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg. Riêng tại Đồng Nai và Bình Phước, giá tiêu điều chỉnh tăng 1.500 đồng/kg lên mức 75.500 đồng/kg.

Như vậy, giá tiêu hôm nay đã tăng 1.000 – 1.500 đồng/kg so với hôm qua. So với đầu tháng 5, giá tiêu trong nước đã tăng 6.000 – 7.000 đồng/kg và vượt mốc 73.000 đồng/kg tại tất cả các địa phương. Thị trường hồ tiêu giao dịch sôi động.

Nửa tháng qua, thị trường trong nước đã có 2 đợt tăng giá, đợt 1 từ 25 - 28/4, đợt 2 từ 4 - 7/5, với mức tăng 3.000 - 5.000 đồng/kg. Trong lần tăng thứ 3 này, giá tiêu tại các địa phương đang tiến gần tới mốc 80.000 đồng/kg.

Trên thị trường thế giới, kết thúc phiên giao dịch đầu tuần, Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế (IPC) niêm yết giá tiêu đen Lampung (Indonesia) chốt tại 3.575 USD/tấn, tăng 1,93%; giá tiêu đen Brazil ASTA 570 ở mức 2.950 USD/tấn; giá tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA giữ mức 4.900 USD/tấn.

Giá cà phê trong nước cán mốc 53.900 đồng/kg

Giá cà phê trong nước hôm nay 10/5 duy trì mức ổn định so với hôm qua, hiện dao động từ 53.300 – 53.900 đồng/kg.

Giá cà phê nhân xô (cà phê nhân, cà phê nhân tươi) tại tỉnh Lâm Đồng, cụ thể các huyện như Bảo Lộc, Di Linh, Lâm Hà cà phê được thu mua với giá từ 53.200 – 53.300 đồng/kg.

Giá cà phê tại tỉnh Gia Lai, tỉnh Kon Tum đứng ở mức giá 53.800 đồng/kg.

Tại tỉnh Đắk Nông, cà phê được thu mua với giá 53.900 đồng/kg.

Giá cà phê trong nước cán mốc 53.900 đồng/kg.

Giá cà phê tại tỉnh Đắk Lắk hôm nay đi ngang, tại huyện Cư M'gar, giá cà phê hiện ở mức 53.800 đồng/kg. Còn tại huyện Ea H'leo, thị xã Buôn Hồ được thu mua cùng mức 53.900 đồng/kg.

Đối với giá cà phê thế giới, giá cà phê trên hai sàn ở xu hướng trái chiều.

Cụ thể, kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta trên sàn London tăng sau phiên đóng cửa ngày nghỉ lễ Đăng quang của Vua Charles III. Kỳ hạn giao ngay tháng 7 giảm 5 USD, còn 2.465 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 9 giảm 3 USD, còn 2.443 USD/tấn, các mức giảm nhẹ. Khối lượng giao dịch dưới mức trung bình.

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê của Việt Nam tính từ đầu năm 2023 đến ngày 15/4/2023 ở mức 634.032 tấn, thấp hơn so với mức 662.816 tấn của cùng kỳ năm trước. Điều này diễn ra trong bối cảnh giá cà phê toàn cầu ở mức cao đã góp phần đẩy giá cà phê Việt Nam tăng lên mức 52.000 VNĐ/kg, mức cao lịch sử, thống kê từ giacaphe.com.

Bên cạnh đó, sản lượng cà phê tại Indonesia, quốc gia sản xuất Robusta lớn thứ 3 thế giới, dự báo ở mức 9 triệu tấn, thấp nhất trong 10 năm, theo Volcafe. Thêm vào đó, sản lượng Robusta tại Brazil ở mức 17,51 triệu bao, giảm gần 4% so với niên vụ 2022/23, dự báo từ Cơ quan Cung ứng mùa vụ của Chính phủ Brazil (CONAB).

Như vậy, nguồn cung không chỉ thiếu hụt trong ngắn hạn mà còn thu hẹp trong trung và dài hạn, từ đó kéo giá cà phê tăng mạnh. Hiện giá cà phê trong nước và quốc tế đang ở mức cao so với nhiều năm trở lại đây, tạo cơ hội để Việt Nam có thể duy trì mức kim ngạch xuất khẩu cà phê trên 4 tỷ USD, kỷ lục được thiết lập vào năm 2022.

Giá gạo tăng 100 – 200 đồng/kg

Giá lúa gạo hôm nay 10/5 tại Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục điều chỉnh tăng 100 – 200 đồng/kg với các loại gạo. Nhu cầu mua lúa gạo nhiều, giá cao.

Theo đó, tại kho An Giang, lúa IR 504 đang được thương lái thu mua ở mức 6.200 – 6.300 đồng/kg; lúa OM 5451 ở mức 6.300 - 6.400 đồng/kg; lúa Đài thơm 8 đang được thương lái thu mua ở mức 6.600 – 6.800 đồng/kg; lúa OM 18 đang được thương lái thu mua ở mức 6.400 – 6.500 đồng/kg; Nàng hoa 9 6.600 – 6.750 đồng/kg; lúa Nhật 7.800 – 8.000 đồng/kg; Nếp khô Long An 8.600 – 8.800 đồng/kg, nếp khô An Giang giá dao động 8.000 – 8.200 đồng/kg và lúa IR 504 khô duy trì ở mức 6.500 đồng/kg.

Với mặt hàng gạo, giá gạo nguyên liệu, thành phẩm tiếp tục đà tăng. Theo đó, giá gạo nguyên liệu IR 504 hè thu ở mức 9.800 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg; gạo nguyên liệu IR 504 đông xuân ở mức 9.800 đồng/kg; gạo thành phẩm IR 504 tăng 200 đồng/kg mức 11.200 đồng/kg.

Với mặt hàng phụ phẩm, giá tấm IR 504 tăng 100 đồng/kg lên ở mức 9.300 đồng/kg; trong khi đó, cám khô dao động ổn định quanh mốc 7.350 - 7.450 đồng/kg.

Giá lúa gạo hôm nay tăng 100 -200 đồng/kg.

Tại chợ lẻ, giá gạo duy trì ổn định sau phiên điều chỉnh. Theo đó, gạo thường còn 11.000 – 12.000 đồng/kg; gạo thơm Jasmine 14.000 – 15.000 đồng/kg; gạo Sóc thường 15.000 đồng/kg; nếp ruột 16.000 – 18.000 đồng/kg; Gạo Nàng Nhen 22.000 đồng/kg; Gạo trắng thông dụng 14.500 đồng/kg; Nàng Hoa 18.500 đồng/kg; Sóc Thái 18.000 đồng/kg; Gạo thơm Đài Loan 20.000 đồng/kg; Gạo Nhật 22.000 đồng/kg; Cám 7.500 – 8.000 đồng/kg; Gạo thơm Thái hạt dài duy trì 18.000 – 19.000 đồng/kg và Hương Lài 19.000 đồng/kg.

Theo các thương lái, đầu tuần lượng gạo nguyên liệu về ít, giá gạo các loại có xu hướng tăng. Nguồn lúa Campuchia về ít, giá lúa neo ở mức cao. Giao dịch lúa khô sôi động, nhu cầu mua nhiều.

Trên thị trường xuất khẩu, theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam ở mức 488 USD/tấn; gạo 25% tấm ở mức 468 USD/tấn; gạo Jasmine ở mức 553-557 USD/tấn.

Số liệu thống kê cho thấy, xuất khẩu gạo tháng 4/2023 của Việt Nam ước đạt 1,1 triệu tấn với giá trị 573,9 triệu USD. Như vậy, tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu gạo 4 tháng đầu năm được nâng lên 2,95 triệu tấn với 1,56 tỷ USD, tăng 43,6% về khối lượng và 54,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022.

Đây là mức tăng trưởng cao nhất trong các nhóm sản phẩm nông sản chủ lực. Một số nông sản khác cũng có giá trị xuất khẩu cao hơn cùng kỳ năm ngoái như cà phê tăng 2,5%; rau quả tăng 19,4%; hạt điều tăng 3,4%.

Giá gạo xuất khẩu bình quân 4 tháng đầu năm 2023 ước đạt 526 USD/tấn, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm 2022. Tính trong tháng 4/2023, giá xuất khẩu gạo từ Việt Nam đã tăng lên mức cao nhất trong hai năm. Nhìn sang 2 nước Thái Lan và Ấn Độ, giá gạo đều có xu hướng tăng đến giữa tháng, sau đó quay đầu giảm về cuối tháng.

Giá xăng dầu hôm nay 10/5: Tiếp tục giảm

Giá xăng dầu hôm nay (10/5) trên thị trường thế giới tiếp tục đà giảm từ phiên hôm trước. Giá dầu đi xuống do nhu cầu tại Trung Quốc suy yếu và tâm lý thận trọng của các nhà đầu tư.

Ở thị trường trong nước, giá bán các loại xăng dầu hôm nay được áp dụng theo mức giá tại phiên điều hành chiều 4/5 của liên Bộ Tài chính - Công Thương.

Cụ thể, giá xăng RON 95 là 22.320 đồng/lít. Giá xăng E5 xuống 21.430 đồng/lít. Giá dầu diesel ở mức 18.250 đồng/lít. Giá dầu hỏa là 18.520 đồng/lít.

Trên thị trường thế giới, giá xăng dầu hôm nay (10/5) tiếp đà giảm.

Hôm qua (9/5), giá dầu thế giới quay đầu giảm sau 2 phiên tăng mạnh liên tiếp.

Dữ liệu từ Oilprice cho hay, lúc 9h37' ngày 9/5 (giờ Việt Nam), giá dầu thô Brent ở mức 76,82 USD/thùng, giảm 0,19 USD, tương đương 0,25% so với phiên liền trước. Còn giá dầu WTI xuống 73,02 USD/thùng, giảm 0,14 USD, tương đương 0,19% so với phiên liền trước.

Đến 19h35' ngày 9/5 (giờ Việt Nam), giá dầu thô Brent xuống mức 76,21 USD/thùng, giảm 0,8 USD, tương đương 1,04% so với phiên liền trước. Còn giá dầu WTI ở mức 72,37 USD/thùng, giảm 0,79 USD, tương đương 1,08% so với phiên liền trước.

Giá xăng dầu tiếp tục giảm. Ảnh: Oilprice

Giới phân tích nhận định, giá dầu giảm do nhu cầu tại Trung Quốc suy yếu.

Trung Quốc là nước tiêu thụ dầu lớn thứ hai thế giới. Sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc có tác động rất lớn đến giá dầu.

Tuy nhiên, bức tranh kinh tế phục hồi chậm và mức tiêu thụ nhiên liệu còn hạn chế của Trung Quốc đã khiến giá dầu gặp sức ép.

Tháng 4 vừa qua, tốc độ tăng trưởng hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc tăng trưởng chậm lại trong khi nhập khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái. Nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc trong tháng 4 cũng giảm xuống 10,3 triệu thùng/ngày, thấp hơn 16,4% so với mức 12,32 triệu thùng/ngày trong tháng 3.

Ngoài ra, giá dầu quay đầu giảm còn do tâm lý thận trọng của các nhà đầu tư.

Suvro Sarkar, nhà phân tích năng lượng hàng đầu tại Ngân hàng DBS (Singapore ), cho rằng giá dầu đã phục hồi phần nào trong các phiên giao dịch ngày 5/5 và 8/5. Do đó, các nhà giao dịch đã "tạm nghỉ" để nghe ngóng những thông tin liên quan tới tình hình kinh tế Mỹ và thế giới.

Dự kiến, dữ liệu về chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4 của Mỹ sẽ được công bố ngày 10/5. Số liệu này có khả năng ảnh hưởng đến lập trường của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) về các quyết định điều chỉnh lãi suất trong tương lai.

Việt Phương (Theo Congthuong.vn/Vietnamnet.vn)

Nguồn Nghệ An: https://baonghean.vn/gia-tieu-tien-gan-moc-80000-dongkg-gia-xang-dau-tiep-tuc-giam-post269304.html