Gia tộc nào bị bạo chúa Chu Nguyên Chương căm hận ngút trời?

Chu Nguyên Chương hận dòng họ này đến mức ban bố một thánh chỉ, hạ lệnh cho con trai của một dòng họ 'đời đời làm nô', con gái trong họ đó 'kiếp kiếp là kỹ'.

Người khiến Chu Nguyên Chương ôm mối hận trong lòng này chính là Bồ Thọ Canh thuộc gia tộc Bồ thị, một thương nhân giàu có người Phúc Kiến chuyên buôn bán và vận chuyển hàng hóa bằng đường biển vào cuối triều đại nhà Tống và đầu nhà Nguyên.

Người khiến Chu Nguyên Chương ôm mối hận trong lòng này chính là Bồ Thọ Canh thuộc gia tộc Bồ thị, một thương nhân giàu có người Phúc Kiến chuyên buôn bán và vận chuyển hàng hóa bằng đường biển vào cuối triều đại nhà Tống và đầu nhà Nguyên.

Theo lý mà nói, họ này hầu như không liên quan gì đến Chu Nguyên Chương vì sống khác triều đại. Nhưng tại sao ông lại mạnh tay trấn áp họ này như vậy, thậm chí còn bắt hậu nhân gia tộc làm những công việc thấp kém, để họ vĩnh viễn không thể ngóc đầu lên được? Chuyện này phải bắt đầu kể từ thời nhà Nam Tống.

Thời Nam Tống, văn nhân mặc khách rất nhiều, trong đó, người khá nổi tiếng phải kể đến Phạm Trọng Yêm, Lý Thanh Chiếu, Vương An Thạch…, cũng bởi vì nhà Nam Tống trọng văn khinh võ cho nên đất nước yếu nhược, không đủ khả năng chống lại kẻ thù mạnh mẽ là Mông Cổ.

Chính lúc này, một thương nhân tên Bồ Thọ Khang xuất hiện, đóng vai trò then chốt trong cuộc chiến giữa nhà Nam Tống và nhà Nguyên. Cùng với sự phát triển của nhà Nguyên, nhà Nam Tống lại càng không có đủ năng lực để chống trả, cuối cùng chỉ còn lại người hoàng tộc Triệu Tống còn kiên trì, vừa đánh vừa rút.

Dòng họ Bồ ở Tuyền Châu có địa vị rất cao, khi quân đội Nam Tống rút lui đến đây, Bồ Thọ Canh quyết chọn đầu hàng, để bảo toàn tính mạng cho cả nhà. Ai ngờ Bồ Thọ Canh sau khi đầu hàng lại hợp tác với quân Nguyên, tiêu diệt nhiều gia tộc lớn trong vùng, cho nên bị người đời thóa mạ, mắng nhiếc.

Nhưng những điều Bồ Thọ Canh làm không chỉ như vậy, bấy giờ người Hoàng tộc nhà Tống tập trung phần lớn ở Tuyền Châu, Bồ Thọ Canh giúp quân Nguyên diệt cỏ diệt tận gốc, hiện trường vô cùng thảm khốc.

Sau này, có quan viên nhà Nam Tống lưu vong muốn dừng chân tại Tuyền Châu, kết quả là Bồ Thọ Canh không thu nhận họ, khiến cho hoạt động chống nhà Nguyên của họ rơi vào thất bại.

Hành vi của Bồ Thọ Canh tuy bị người người lên án, nhưng đến khi Chu Nguyên Chương lên ngôi thì Bồ Thọ Canh cũng đã qua đời được mấy chục năm, vậy tại sao Chu Nguyên Chương lại làm như vậy?

Đối với nhà Nguyên, Bồ Thọ Canh chính là đại công thần, cho nên được hưởng vô số vinh hoa phú quý, cả đời hưởng chẳng hết. Nhưng đối với Chu Nguyên Chương, khi cha mẹ, anh trai của ông chết dưới sự thống trị thối nát của nhà Nguyên, nhân dân lầm than, ông càng hận Bồ Thọ Canh vì đã tiếp tay cho người Mông Cổ đoạt được thiên hạ.

Chu Nguyên Chương còn đích thân ngự bút ra lệnh: "Người họ Bồ, không được đọc sách, làm quan". Tất cả con cháu thuộc họ Bồ đều bị coi là phản tặc, không được tham gia khoa cử hay vào triều làm quan.

Theo ghi chép trong sách sử, Chu Nguyên Chương còn từng hạ mật lệnh con cháu dòng chính nhà họ Bồ "nam thì làm nô, nữ thì làm ca kỹ". Họ Bồ trở thành dòng họ bị Chu Nguyên Chương căm hận nhất, tuy nhiên, tính xác thực của mật lệnh này vẫn còn cần chờ chứng thực hơn nữa.

Rất nhiều người trong dòng họ Bồ cũng hận thấu xương Bồ Thọ Canh, họ vì trốn tránh tai họa nên buộc phải thay tên đổi họ, thậm chí chạy ra nước ngoài. Có người còn trực tiếp đổi sang họ Hoàng, họ Miêu hay họ Phủ, thậm chí còn đốt cả đèn hiệu họ Bồ để tránh bị đuổi giết.

Xem thêm video: Tại sao người Trung Quốc xưa “nghiện” dùng gối sứ thay vì gối bông? Nguồn: Kienthucnet.

Thiên Trang (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/gia-toc-nao-bi-bao-chua-chu-nguyen-chuong-cam-han-ngut-troi-1803978.html