Giá trị thu được từ ngành cà phê chưa tương xứng

Đó là đánh giá của các đại biểu tại Hội thảo 'Phát triển bền vững ngành cà phê Việt Nam', trong khuôn khổ chương trình 'Ngày cà phê Việt Nam' lần 2, năm 2018, vừa diễn ra tại Đắk Nông.

Theo số liệu cho thấy, hiện nay tỉnh Đắk Nông có 127.452 ha trồng cà phê, chiếm hơn 60% tổngdiện tích cây công nghiệp dài ngày;với 112.600 ha cà phê kinh doanh, chiếm 88,34% tổng diện tích, sản lượng thu hoạchđạt 267.499 tấn, năng suất trung bình năm 2017 là 2,3 tấn/ha.

Tuy nhiên, công nghiệp chế biến ngành hàngnày chưa phát triển, vấn đề thương hiệu còn yếu nên thu nhập của ngươìtrồng cà phê còn thấp. Điều này cũngdẫn tới kim ngạch xuất khẩu năm 2017 chỉ đạt 248 triệu USD, 9tháng đầu năm 2018 đạt 152,8 USD, con số khá khiêm tốn so với tiềm năng của tỉnh này.

Người trồng cà phê Việt Nam vẫn còn tâm lý chạy theo phong trào

Ông Trương Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông, Trưởng Ban tổ chức “Ngày cà phê Việt Nam” lần 2, nhận định, tâm lý của người trồng càphê Việt Nam nói chung, nôngdân Đắk Nông nói riêng, vẫncòn chạy theo phong trào, trong đó có phong trào đua về năng suất, sảnlượng.

“Chính vì muốn có năng suất cao nên nhiều người lạm dụngphân bón, thuốc bảo vệ thực vật đã gây ra không ít hệ lụy về ô nhiễmmôi trường đất, nước. Hơn thế, phương thức sản xuất này còn làm cho chấtlượng sản phẩm cà phê nhân không cao khi phân tích theo các quy chuẩn”, ông Tùng nhấn mạnh.

Một hạn chế nữa, theo ông Tùng là hiện nay, việc bà con thu hái,sơ chế không đúng kỹ thuật đã làm giảm độ tin cậy trong mắt nhà đâùtư, các doanh nghiệp khi muốn hợp tác. Cạnh đó, diện tích sản xuất cà phê theo hướng sạch, hữu cơtrên địa bàn tỉnh chiếm rất ít,chỉ khoảng 5.400 ha, sản lượngkhoảng 19.800 tấn/năm.

Đồng quan điểm, ông Jose sette, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê thếgiới, cho biết, qua tham quan, tìm hiểu các môhình thấy rằng nhìn chung nông dân Việt Nam ngày càng sản xuất cà phêbài bản hơn, theo quy trình kỹ thuật, nhưng số này không nhiều. Chínhvì thế, dù đứng thứ 2thế giới về sản lượng xuất khẩu cà phê Robusta nhưng giá trị thuđược từ ngành hàng này của Việt Nam chưa tương xứng bởi nông dân còn bánthô, chất lượng chưa cao, chưa có tên tuổi.

Do đó, các hiệp hội phải tạo ra nhiều cơhội hơn cho người nông dân trong thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.Cùng với đó là vai trò của các nhà khoa học, nhà nước trong vấn đềnghiên cứu, chọn tạo, phổ biến các giống cà phê mới, vừa đạt năng suất cao, vừa đáp ứng cáctiêu chí về kháng bệnh.

Trong khi đó, bà Anna, đạidiện Tổ chức Thương mại công bằng quốc tế (Fair Trade), cho rằng, hãy để cho người trồng cà phê tựlàm chủ mảnh đất, quá trình canh tác của mình, vấn đề của ngươìthứ 3 hay thứ 4 khi tham gia hợp tác đó là nói cho nông dân biết họđược những cái lợi gì về lâu dài, trước mắt và có chính sáchkhuyến khích, hỗ trợ tương xứng.

“Để phát triển ngành cà phê bền vững, cần nêu cao tinh thần tựhào, khi người nông dân sảnxuất ra một trong những sản phẩm có lượng người tiêu thụ đông nhấtthế giới. Khi người nôngdân và nhà đầu tư, hợp tác có được tầm nhìn chung thì tất yếu sẽcó được bộ quy tắc ứng xử chung và lúc này tính tự nguyện tham gia,làm chủ sẽ cao hơn rất nhiều”,bà Anna chia sẻ.

Cách thu hoạch và sơ chế của người dân chưa đúng cách cũng ảnh hưởng đến chất lượng của cà phê

Trước những hạn chế của ngành cà phê địa phương, ông Trương ThanhTùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh ĐắkNông, cho biết, tỉnh đang đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư, trong đó khuyến khích cácdoanh nghiệp thu mua, chế biến sâu để tăng giá trị mặt hàng này và xem đây là xu thế tấtyếu để phát triển cà phê bền vững.

“Để làm được điều này, bên cạnh sự hỗ trợ của nhà nước,ngành chức năng, người nông dân cũng cần chủ động khẳng định vai trò trungtâm của mình trong chuỗi liên kết sản xuất, chế biến sản phẩm. Khi đó sẽ tạo được mối gắn kết bền chặthơn, và lợi ích cũng sẽ được phân phối đều theo hướng các bên cùng có lợi”, ông Tùng nhấn mạnh.

VIÊN HỮU

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/kinh-te/gi%C3%A1-tr%E1%BB%8B-thu-du%E1%BB%8Dc-tu-nganh-ca-phe-chua-tuong-x%C3%BAng/2018121208152650