Giấc mơ Sa hoàng đang sống lại trên nước Nga

Một nhóm cực đoan nhỏ ở Nga mong muốn đưa đất nước trở về thời quân chủ chuyên chế và tin rằng con đường duy nhất là thông qua nhà thờ Chính thống giáo.

"Chính thống giáo hoặc Chết". Đó là khẩu hiệu của một nhóm người Nga tin rằng nước Nga nên trở về với chế độ quân chủ chuyên chế và Sa hoàng mới đang đến.

"Chính thống giáo hoặc Chết". Đó là khẩu hiệu của một nhóm người Nga tin rằng nước Nga nên trở về với chế độ quân chủ chuyên chế và Sa hoàng mới đang đến.

Liên hiệp Người cầm Biển Chính thống giáo là một nhóm cực đoan nhỏ, không có quyền lực chính trị nhưng đang nỗ lực biểu tình và thậm chí đốt sách để cổ vũ cho quan điểm của họ.

Mặc trang phục đen từ trên xuống dưới và cầm theo các biểu ngữ Chính thống giáo, thành viên của nhóm trông giống như một đoàn đua môtô nhưng lại mang theo các biểu tượng tôn giáo bằng vàng.

"Chúng tôi nỗ lực vì sự phục hưng nhà nước quân chủ chuyên chế. Như thể chế mà chúng tôi đã có dưới thời các Sa hoàng", Leonid Simonovich-Nikshich, thủ lĩnh râu bạc trắng của nhóm, nói với Reuters.

"Việc đó chỉ có thể thành hiện thực thông qua nhà thờ. Trong một môi trường chính trị vô thần, nó sẽ chỉ cho ra một người độc tài", Simonovich-Nikshich nói.

Dù vậy, các lãnh đạo của phong trào cũng không chắc thể chế mà họ mong đợi sẽ đến như thế nào. Một số thành viên cho rằng phải đấu tranh bạo lực còn một số người đơn giản chỉ cầu nguyện. Trong ảnh, người dân địa phương tham dự buổi diễu hành được tổ chức bởi Hội liên hiệp Người cẩm biển Chính thông giáo ở Moscow hôm 17/7.

Sau sự sụp đổ của Liên Xô và chủ nghĩa nhà nước thế tục mà Liên Xô theo đuổi, nhà thờ đã phong thánh cho Sa hoàng và gia đình ông ấy. Sự nổi tiếng của Sa hoàng trong vai trò nhân vật lịch sử tăng lên cùng với sự vươn lên lại của nhà thờ Chính thống giáo ở Nga dưới thời Tổng thống Vladimir Putin. Trong ảnh, Pawel, một thành viên của hội, và phòng ngủ nơi tràn ngập ảnh hưởng của Chính thống giáo.

Năm 2017, những nhà hoạt động bảo thủ của Nga đã phát động một chiến dịch kêu gọi cấm chiếu bộ phim Matilda. Phim kể về chuyện tình giữa Sa hoàng và một cô vũ công ba lê trẻ tuổi, câu chuyện mà Hội liên hiệp Người cầm biển Chính thống giáo mô tả là "báng bổ". Trong ảnh, Igor Miroshnichenko, một thành viên khác, bên trong studio của ông tại Moscow.

Tháng trước, nhóm này đã tổ chức một cuộc diễu hành tôn giáo ở một tu viện tại Moscow nhằm đánh dấu 100 năm Sa hoàng cuối cùng của Nga, Nicolas đệ Nhị bị ám sát. Sa hoàng, vợ cùng 5 người con bị bắn chết vào đêm 16-17/7/1918 tại tầng hầm trong ngôi nhà của một nhà buôn ở thành phố Yekaterinburg, cách Moscow 1.450 km về phía đông.

Tuy nhiên, Hội liên hiệp Người cầm biển Chính thống giáo không tham dự sự kiện chính tưởng niệm cái chết của Sa hoàng tại Yekaterinburg sau khi bị cấm giương cờ hiệu, có đầu lâu và các khẩu hiệu cực đoan như "Chính thống giáo hay chết", tại sự kiện.

Vì không tham dự sự kiện lớn, nhóm cực đoan này đã tụ tập tại tu viện Andronikov ở Moscow để diễu hành với biểu ngữ và những cờ hiệu mô phỏng hình ảnh vị sa hoàng cuối cùng của Nga.

Phương Thảo
Ảnh: Reuters

Nguồn Znews: http://news.zing.vn/giac-mo-sa-hoang-dang-song-lai-tren-nuoc-nga-post867715.html