Giấc mơ sông Thương-miền lục bát kỳ ảo và mê đắm

Nói về tên gọi của tập thơ Giấc mơ sông Thương, Nguyễn Phúc Lộc Thành đã rất thành công trong việc xây dựng một hình tượng nghệ thuật công phu.

Là một người làm báo, làm sách, tôi biết đến tiểu thuyết “Cõi nhân gian” của tác giả Nguyễn Phúc LộcThành từ đầu những năm 1990 và rất ấn tượng với phong cách viết riêng, đầy cuốn hút của anh.

Bẵng đi một thời gian rất dài không thấy anh xuất hiện, tình cờ vài năm gần đây, qua một người bạn, lần đầu tiên tôi được đọc những bài lục bát trong thi phẩm “Giấc mơ sông Thương” của anh công bố trên mạng xã hội và biết thêm anh mới trở lại với văn chương sau 20 năm “quy ẩn” trong lĩnh vực kinh doanh.

3 tập "Giấc mơ sông Thương", "Chiều", "Chân quê" được tác giả "mix' làm một thành "Giấc mơ sông Thương"

Ngạc nhiên về Nguyễn Phúc Lộc Thành không phải bởi anh xuất hiện trở lại trên văn đàn ở địa hạt thơ, mà điều tôi cũng như nhiều độc giả ngạc nhiên khi đọc “Giấc mơ sông Thương” đó là sự mới mẻ của một bút pháp lục bát kỳ tài - Thể thơ truyền thống vốn rất quen thuộc với mỗi người viết cũng như độc giả cả nước.

Và từng câu, từng chữ trong lục bát của Nguyễn Phúc Lộc Thành đã dẫn dụ, lôi cuốn tôi đọc một mạch trọn vẹn 108 thi phẩm (bao gồm 36 thi phẩm Giấc mơ sông Thương, 36 thi phẩm Chiều và 36 Thi phẩm Chân quê) trong một niềm cảm xúc mạnh mẽ, mê đắm.

Ở đó, xúc cảm về tình yêu quê hương, con người, tình yêu đôi lứa với những hạnh phúc, khổ đau… tưởng như rất thường nhật, tưởng như đã quen thuộc, đã được tác giả khảm khắc, gọi tên trong những thi phẩm lục bát tinh tế, huyền diệu, bút pháp lục bát ma mỵ được đẩy lên đến cực điểm của những trải nghiệm sống không dễ gọi tên…

Trước hết, nói về tên gọi của tập thơ - Giấc mơ sông Thương, Nguyễn Phúc Lộc Thành đã rất thành công trong việc xây dựng một hình tượng nghệ thuật công phu và đặc sắc. Anh lấy cảm hứng từ dòng sông Thương - một dòng sông nhiều huyền thoại, là tiêu biểu cho văn hóa xứ Kinh Bắc, để chuyển tảinhững tư tưởng nhất quán và xuyên suốt tác phẩm.

Đó là hình ảnh đẹp đẽ, sinh động, đầy màu sắc của quêhương, đất nước, của con người, của lịch sử và văn hoánước Việt được chuyển tải qua thể thơ lục bát liêu trai, pha trộn giữa âm hưởng dân gian và thi ca cách tân, hiện đại. Đơn cử như bài “Sông Thương 12 mùa hoa - Giấc mơ sông Thương 12):

Nụ đào

ngủ dáng thục trinh

Dòng Thương xăm xắp

khỏa mình dưới mưa

Ngực đồi

trăng trắng hoa sưa

Bầu ngô nòn nõn

nhú vừa tháng hai

Bân đan

sợi rét đồng dài

vào manh hồn gạo

rụng chài tháng ba

Bờ đê,

phơn phớt nụ cà

Môi người mím cả

nuột nà tháng tư

Tháng năm,

một thoáng hình như

Ngọc Chính

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/van-hoa/goc-nhin-van-hoa/giac-mo-song-thuong-mien-luc-bat-ky-ao-va-me-dam-3366249/