Giấc ngủ và sự căng thẳng ảnh hưởng thế nào đến kết quả giảm cân?

Một chương trình giảm cân quá khắc nghiệt và kéo dài sẽ chiếm hết của bạn toàn bộ thời gian cho việc nghỉ ngơi, đồng thời đẩy mức độ căng thẳng đến giới hạn cuối cùng.

Bạn có thể nghĩ rằng bạn sẽ hồi phục nhanh chóng sau những ngày nghỉ lễ, nhưng tại thời điểm đó thì đã quá muộn để bạn cân nhắc lại và thay đổi. Các nghiên cứu cho thấy cả giấc ngủ và sự căng thẳng đều có mối liên hệ trực tiếp đến thành công trong kế hoạch giảm cân. Ưu tiên dành thời gian cho việc nghỉ ngơi và giải tỏa căng thẳng sẽ giúp bạn duy trì sức khỏe và cân nặng trong khoảng thời gian đầy bận rộn.

Giấc ngủ

Giấc ngủ thường được xem là một điều xa xỉ hơn là một điều cần thiết. Điều này khuyến khích bạn nên hoàn thành tất cả mọi việc cần thiết vào ban ngày và dành thời gian cho một giấc ngủ ngon vào ban đêm. Nhiều người thường chỉ ngủ từ 5 đến 6 tiếng mỗi đêm. Nhưng theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, hầu hết người lớn cần ngủ 7 đến 9 giờ để cơ thể có thể hồi phục toàn bộ các chức năng sau một ngày hoạt động.

Việc thiếu ngủ sẽ đem lại hậu quả lớn hơn nhiều so với việc mệt mỏi. Các nghiên cứu cho thấy giấc ngủ ảnh hưởng đến các hoóc môn kích thích sự thèm ăn, ngăn chặn việc giảm cân và thậm chí thường dẫn đến tình trạng tăng cân. Có ba loại hoóc môn chính là Ghrelin, Leptin và Cortisol. Ghrelin và Cortisol là hai hoóc môn có khả năng kích thích cảm giác thèm ăn và khiến bạn ăn nhiều hơn. Ngược lại, hoóc môn Leptin giúp ngăn chặn sự thèm ăn. Khi bạn không ngủ đủ giấc, cơ thể sẽ sản sinh nhiều hoóc môn Ghrelin và Cortisol, đồng thời giảm thiểu lượng hoóc môn Leptin. Điều này dẫn đến sự thèm ăn và cảm giác đói bụng, từ đó khiến bạn tiêu thụ lượng calo cao hơn, gây tăng cân không kiểm soát.

Sự căng thẳng

Căng thẳng và thiếu ngủ thường đi đôi với nhau. Tâm trạng căng thẳng có thể khiến bạn thức đêm nhiều hơn. Đồng thời, sự mệt mỏi và khó chịu có thể khiến bạn cảm thấy căng thẳng hơn với bất kể công việc hàng ngày nào dù là đơn giản nhất. Cùng với đó, mức độ căng thẳng cao có khả năng làm tăng đột biến lượng Cortisol trong cơ thể gây kích thích sự thèm ăn, đặc biệt là đối với các carbohydtrate có hàm lượng calo cao. Chắc chắn việc gia tăng liên tục cảm giác thèm ăn sẽ gây khó khăn cho bạn trong việc từ chối những món ăn vặt không lành mạnh và ăn không kiểm soát.

Hãy xác định lại những điều bạn cần ưu tiên trong giai đoạn giảm cân

Biến giấc ngủ và việc kiểm soát căng thẳng là một ưu tiên hàng đầu trong kế hoạch giảm cân sẽ giúp bạn hoàn thành vô số những việc cần làm mà vẫn duy trì và kiểm soát được trọng lượng của mình. Hãy thử làm theo một vài mẹo dưới đây để cải thiện thời gian ngủ và giảm thiểu mức độ căng thẳng:

- Nếu đôi khi bạn gặp phải tình trạng mất ngủ mỗi đêm, hãy tập thể dục ít nhất 4 tiếng trước khi đi ngủ và tránh uống cà phê vào buổi chiều.

- Nếu tâm trí bạn vẫn không ngừng hoạt động vào ban đêm, hãy đặt một quyển sổ và chiếc bút cạnh giường. Khi một ý tưởng hay điều gì đó xuất hiện trong đầu bạn, hãy viết lại vào sổ, quên nó đi và nằm xuống ngủ.

- Hãy tập thể dục ngay cả khi bạn chỉ có thể dành ra 10 phút cho hoạt động này. Điều đó sẽ giúp bạn giải tỏa căng thẳng.

- Hãy bổ sung các bài tập giãn cơ và đi bộ ngắn trong suốt cả ngày để giúp cơ thể nghỉ ngơi sau thời gian làm việc căng thẳng.

- Hãy chia sẻ những việc cần làm của bạn với người thân. Có những công việc mà gia đình và bạn bè có thể hỗ trợ bạn như lau dọn nhà cửa, đi chợ hay nấu ăn. Đừng ngần ngại trong việc tìm kiếm sự hỗ trợ từ người thân.

- Nếu cảm giác thèm ăn và đói bụng gia tăng, hãy dành thời gian để đánh giá lại thời gian ngủ và mức độ căng thẳng của bạn. Hãy thay đổi để giành quyền kiểm soát trước khi bạn phải đối mặt với tình trạng giảm cân không hiệu quả.

Bảo Hân(theo My Food Diary)

Nguồn VietnamNet: http://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/lam-dep/giac-ngu-va-su-cang-thang-anh-huong-the-nao-den-ket-qua-giam-can-455692.html