Giải mã chiến dịch thao túng truyền thông của CIA

Vào đầu những năm 1950, Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) thực hiện chiến dịch Chim nhại nhằm kiểm soát, thao túng truyền thông. Theo đó, một số nhà báo công tác tại các tờ báo uy tín viết bài theo định hướng của CIA giúp gây ảnh hưởng tới công chúng.

Chiến dịch Mockingbird (Chiến dịch Mockingbird) là một trong những dự án mật mà Cục Tình báo Trung ương Mỹ ( CIA) từng thực hiện sau Thế chiến 2.

Theo một số tài liệu, Chiến dịch Mockingbird được CIA thực hiện vào đầu những năm 1950. Mục đích của chiến dịch này là kiểm soát, thao túng truyền thông nước Mỹ.

Theo đó, CIA đã tuyển mộ một số nhà báo làm việc cho các tờ báo uy tín trong nước đưa tin theo quan điểm của cơ quan này.

Trong số những nhà báo được CIA "chi tiền" viết bài theo quan điểm định sẵn có: Philip Graham - Giám đốc Điều hành tờ Washington Post, William Paley của Hãng truyền hình CBS, C.D. Jackson của tạp chí Fortune, Henry Luce của báo Time và Arthur Hays Sulzberger của New York Times.

Một số nguồn tin cho rằng, từng có thời điểm, Chiến dịch Mockingbird của CIA có ảnh hưởng tới 25 tờ báo uy tín trong nước.

Thậm chí, CIA còn cử một số phóng viên, nhà báo ra nước ngoài và yêu cầu họ đưa tin về các sự kiện quốc tế theo quan điểm có lợi cho cơ quan tình báo của Mỹ.

Vì vậy, Chiến dịch Mockingbird không chỉ ảnh hưởng đến truyền thông, dư luận Mỹ mà còn vươn xa ra phạm vi thế giới.

Thông qua việc kiểm soát, thao trúng truyền thông, CIA được cho là đạt được một số kết quả rõ rệt như lật đổ chính quyền Iran và Guatemala.

Chiến dịch Mockingbird được cho là được triển khai đến năm 1973 khi những thông tin về dự án này của CIA bị "phanh phui". Khi ấy, CIA mới chấm dứt mối liên hệ với hàng trăm nhà báo.

Video: Nguồn gốc chất độc trong vụ cựu điệp viên hai mang (nguồn: VTC Now)

Tâm Anh (theo TTZ)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/giai-ma-chien-dich-thao-tung-truyen-thong-cua-cia-1322472.html