Giải mã cực sốc: Người Trung cổ ở bẩn đến mức nào?

Người Trung cổ ở châu Âu cho rằng việc tắm rửa thường xuyên sẽ khiến cơ thể họ hay đau ốm. Theo đó, khi đại dịch Cái chết đen xảy ra, nhiều người không tắm rửa để có sức khỏe tốt. Thêm nữa, rác thải, phân của chó mèo... có ở khắp đường phố.

Các chuyên gia có những phát hiện "động trời" về cuộc sống của người Trung cổ tại khu vực châu Âu khi nghiên cứu, tìm hiểu về họ. Kết quả cho thấy người dân thời đó sống rất... bẩn.

Cụ thể, vào thời Trung cổ, người dân tin rằng ở bẩn là một điều tốt cho sức khỏe.

Không chỉ người dân bình thường, tầng lớp quý tộc thời Trung cổ quan niệm nước chỉ mang lại bênh tật.

Khi bệnh dịch lan rộng khiến nhiều người chết, một số thầy thuốc loan tin rằng, những người tắm rửa quá thường xuyên có nguy cơ mắc bệnh cao.

Đặc biệt, khi đại dịch Cái chết đen bùng phát khiến hàng triệu người châu Âu tử vong nhanh chóng, quan niệm tắm rửa thường xuyên dễ mắc bệnh càng lan truyền rộng rãi.

Vì vậy, nhiều người quyết định không tắm rửa, vệ sinh cơ thể để có sức khỏe tốt. Các loại chấy rận sống ký sinh trên người được xem như “viên ngọc của chúa trời”.

Không những lười tắm, người dân châu Âu thời Trung cổ còn để đường xá bẩn thỉu, nhếch nhác khi rác thải, phân động vật nuôi như chó, mèo... có ở khắp nơi.

Người dân vô tư vứt rác ra đường, vỉa hè hay xung quanh nhà mà không cần suy nghĩ.

Theo đó, mỗi khi có trời mưa hoặc nắng nóng gay gắt, mùi hôi hám, bẩn thỉu bốc lên khắp nơi gây mất vệ sinh và tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch bệnh.

Phải đến thế kỷ 14, vua Edward II của Anh ban hành luật cấm vứt rác ra đường thì tình hình mới trở nên tốt hơn.

Video: Bác "tra tấn" cháu ruột như thời Trung cổ gây chấn động dư luận Nga (nguồn: Vietnamnet)

Tâm Anh (theo LV)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/giai-ma-cuc-soc-nguoi-trung-co-o-ban-den-muc-nao-1314724.html