Giải mã đất phát phong thủy gắn với đời Lưu Bang

Bối huyện nằm chính giữa huyệt đạo của Can Long, có thể nói Lưu Bang đã sinh ra, lớn lên và khởi nghiệp tại mảnh phong thủy bảo địa.

Long mạch cũng như con người không tự nhiên mà có mà đều phải có nguồn gốc, cha mẹ, tổ tiên. Thông thường, đỉnh núi phía sau huyệt vị được coi là tổ mẫu sơn, lần lượt theo hướng về phía sau sẽ là thiếu tổ sơn, thái tổ sơn… Nơi bắt nguồn của dãy núi chính là tổ tông của Long. Có thể nói sự khởi nguồn của Long có quan hệ vô cùng quan trọng đối với sự phú quý bần tiện của long huyệt.

Núi Côn Lôn chính là tổ tổng long mạch ở Trung Quốc. Kéo dài từ núi Côn Lôn tổng cộng có ba đại long mạch chính. Can Long phía nam Trường Giang gọi là Nam Long, Can Long nằm giữa Trường Giang và Hoàng Hà nên gọi là Trung Long, Can Long phía bắc Hoàng Hà gọi là Bắc Long. Ba long mạch lớn này đều là sự phân kì của Nam Long núi Côn Lôn. Các long mạch khác đều là sự phân kì của ba đại Can Long này, chúng quyết định quy tắc chung cho phân cấp các chi, nhánh Long khác.

Nhìn chung, long mạch có rất nhiều chi, nhiều long huyệt nhưng rốt cuộc chi nào mới nuôi dưỡng chân long thì phải xem lai thế của Long. Lai thế ở đấy chính là sơn gian chi thủy, lai thế bất minh. Vì thế cần phải có nước dẫn đường cho hướng chạy của Long. Thủy giới tức long chỉ, Trường Giang, Hoàng Hà có thể nói là hai dòng hà lưu lớn nhất Trung Nguyên. Bối huyện có vị trí ở giữa hai con rồng lớn đó, nằm chính giữa huyệt đạo của Can Long vì thế có thể nói Lưu Bang đã sinh ra, lớn lên và khởi nghiệp tại mảnh long hưng bảo địa. Ảnh: Dòng Trường Giang hùng vĩ.

Khi còn nhỏ, Lưu Bang là người có tính cách hào sảng, không thích đọc sách nhưng rất nhân hậu thương người, bao dung độ lượng và không để ý chấp vật, thường bị phụ thân răn dạy và quở mắng là “vô lại”. Sau khi trưởng thành ông làm đình trưởng tứ thủy đình (tương đương như trợ lý trị an ở nông thôn hiện nay), chỉ là chức quan nhỏ mọn nhưng sự trượng nghĩa của Lưu Bang thì rất nổi tiếng, vì thế Tiêu Hà chủ sử và Tào Sâm đều là bạn tốt của ông. Ảnh: Chân dung Tiêu Hà.

Có một lần, đơn phụ huyện nhân thị Lã Công đến Bái huyện và tổ chức một bữa tiệc. Bọn Tiêu Hà, Tào Sâm và một số người khác đều tham dự. Lưu Bang cũng muốn đi nhưng vì chức đình trưởng nhỏ mọn lại không có tiền nên không được tham dự. Lưu Bang bèn cả gan xông vào nhưng đúng là có duyên phận, Lã Công vừa thấy Lưu Bang phong thái hiên ngang không giống ai thì vô cùng yêu thích, cười nói vui vẻ. Tiệc tan, Lã Công giữ Lưu Bang lại và nói rằng tướng mạo của Lưu Bang xuất chúng, tiền đồ tươi sáng. Ông không quan tâm đến sự phản đối của vợ và gả con gái cho Lưu Bang. Lưu Bang đương nhiên vui vẻ chấp nhận thân sự này, con gái của Lã Công sau này chính là Lã hậu. Ảnh: Chân dung Lã Công.

Lúc này đang là thời kỳ Tần Thủy Hoàng sau khi thống nhất lục quốc, ông ta vui mừng hoan hỉ, tận hưởng cuộc sống, ăn chơi xa đọa, ngày đêm hưởng thụ. Để có thể hưởng thụ cả sau khi chết, ông ta tập trung hơn 700 nghìn người đến Li sơn xây lăng mộ cho mình. Bái huyện cũng có công văn triệu tập, phải áp giải hàng trăm phạm nhân và dân nghèo đi xây hoàng lăng. Việc đến Li sơn đương nhiên một đi không trở lại, phu dịch không làm được việc, có người bị hành hạ đầy đọa đến chết, có người ốm chết, có người bỏ trốn bị bắt lại cũng bị giết chết. Những phạm nhân trên đường đến Li Sơn bỏ trốn thì người áp giải có thể trảm theo luật. Cho nên việc áp giải phạm nhân đi Li sơn cũng là việc cửu tử nhất sinh. Ảnh: Chân dung Tần Thủy Hoàng.

Lưu Bang với danh nghĩa là đình trưởng áp giải tù nhân đi Li sơn, trên đường đi liên tục có người chết. Lưu Bang nghĩ mãi đằng nào cũng sẽ chết nên đã bỏ hết các luật hình, trong đám lao dịch đó có người bỏ mạng có người đi cùng Lưu Bang. Cứ như vậy Lưu Bang dẫn đám người này chạy về phía Mang Sơn và Nương Sơn bí mật sống ở đó. Không lâu sau, Lưu Bang đã có một đội ngũ chống Tần lên đến hàng trăm người. Năm 210 trước công nguyên, Tần Thủy Hoàng băng hà, Hồ Hợi kế vị. Tháng 7 nguyên nhiên đời thứ 2 nhà Tần, Trần Thắng đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Trạch Hương Bái huyện, mở đầu cho cuộc khởi nghĩa nông dân ở cuối nhà Tần, quân đội khởi nghĩa sau khi đã chiếm Trần (nay là Hòa Dương, Hà Nam), Trần Thắng thành lập chính quyền “Trương sở” công khai đối đầu với nhà Tần.

Huyện lệnh Bái huyện vì muốn bảo toàn cho mình nên cũng muốn hưởng ứng quân khởi nghĩa đến nắm chính quyền Bái huyện, đồng thời nghe theo kiến nghị của Tiêu Hà, Tào Sâm chiêu gọi những người đang sống lưu vong ở ngoài về, vừa có thể tăng thêm sức mạnh, mặt khác cũng có thể ngăn chặn hậu họa sau này. Ông ta nghe có lý bèn phái em rể của Lã Trĩ đến Mang sơn đón Lưu Bang về. Nhưng khi thấy Lưu Bang dẫn theo đội vũ trang mấy trăm người tiến về Bái huyện thì huyện lệnh đã biết mình sai lầm. Lưu Bang đã nắm lấy thời cơ tiến vào thành cổ động dân trong thành vùng lên giết chết huyện lệnh, hạ lệnh tấn công Bái huyện.

Dân chúng trong thành tích cực hưởng ứng giết chết huyện lệnh mở cổng thành nghênh đón Lưu Bang. Lưu Bang nhanh chóng chiếm Bái huyện, các bậc phụ lão của Bái huyện và bọn người của Tiêu Hà cùng đồng lòng ủng hộ Lưu Bang làm Bái công, lãnh đạo mọi người làm việc lớn. Lưu Bang lập đàn tế, tự xưng mình là con của xích đế, giương cờ đỏ, tuyên bố khởi nghĩa, Bái huyện trở thành đại bản doanh đầu tiên của Lưu Bang.

Sau khi kết thúc chiến tranh Sở Hán, Lưu Bang đã đăng cơ hoàng đế ở bờ nam Dĩ Thủy, dự kiến định đô tại Lạc Dương. Lúc đó thuật sỹ Trương Lương Hòa - người rất tinh thông phong thủy lại kiến nghị ông nên dời đô đến Trường An, vì cho rằng Trường An mới là mảnh đất cát tường, thích hợp làm quốc đô, có thể ổn định lâu dài và hòa bình. Trường An nằm ở vùng trung tâm của bình nguyên Quan Trung, phía nam gối đầu vào Tần Lĩnh, bắc sát Vị Hà, núi sông bao quanh, phong thủy tuyệt đẹp. Sau khi Lưu Bang khảo sát kĩ Trường An, phát hiện mảnh đất này không phải tầm thường nên đồng ý dời đô đến đây. Từ đó về sau, Trường An đã trở thành quốc đô của vương triều Tây Hán trong suốt hơn 200 năm.

Thành Trường An đời nhà Hán do Tiêu Hà tổ chức xây dựng, phía tây nam là Chính cung - Vị Ương cung nơi ở của hoàng đế. Hai chữ “Vị Ương” lấy trong “Kinh Thi” có nghĩa là không có điểm cuối. Vị Ương cung gồm 5.000 mét vuông, tiền thân là chương đài (nơi giam giữ kỹ nữ) của Tần Thủy Hoàng, nguy nga tráng lệ, khí thế mạnh mẽ. Cung điện lâu các tổng cộng hơn 40 tòa. Lần đầu tiên Lưu Bang nhìn thấy Vị Ương cung tức giận mắng Tiêu Hà rằng “Thiên hạ còn chưa ngừng sóng gió, bách tính lê dân mới thoát khỏi chiến loạn chưa lâu, tại sao lại xây dựng cung điện hoa lệ như thế?”. Tiêu Hà giải thích rằng đây là uy nghi cần thiết của một bậc thiên tử: “Thiên tử bốn bể là nhà, cung điện không nguy nga tráng lệ không được, cung điện như vậy mới thể hiện được hào khí của bậc đế vương”. Lưu Bang nghe xong mới thấy thoải mái và vui vẻ.

Sau khi đăng cơ và định đô tại Trường An, Lưu Bang bắt tay vào triều chính để giúp cho giang sơn xã tắc ổn định lâu dài. Thắng lợi này là sự góp sức của rất nhiều tướng lĩnh. Sau khi lập quốc, thế lực của các đội quân đều hùng mạnh và khả năng thiện chiến cao, nếu họ cùng dấy binh tạo phản thì đội quân của Lưu Bang không có khả năng chống cự. Nhằm bảo vệ thành quả của cuộc chiến nên không thể không chia đất phong vương cho các tướng lĩnh này, bởi đây chính là sự uy hiếp tương đối lớn đối với chính quyền của Lưu Bang.

Lưu Bang đã dùng các chính sách lần lượt đập tan ý định tạo phản của một số công thần hầu vương như: Anh Bố, Hàn Việt, Hàn Tín. Khi hoài nam vương Anh Bố dấy binh tạo phản, quân đội rất mạnh nên Lưu Bang bắt buộc đích thân xuất chinh. Ông đã nhanh chóng đánh bại Anh Bố, trên đường thắng lợi hồi cung, đi qua cố hương Bái lệnh. Lưu Bang đã dừng lại mở tiệc thiết đãi các hương thân phụ lão, tình cảm bịn rịn. Cứ như thế, long mạch của gia tộc Lưu thị đã được nối từ Bái huyện thông đến Trung long Trường An và hưởng 400 năm giang sơn nhà Hán.

Theo Tuyết Mai (Kiến Thức)

Nguồn Dân Việt: http://danviet.vn/dong-tay-kim-co/giai-ma-dat-phat-phong-thuy-gan-voi-doi-luu-bang-921965.html