Giải mật vụ máy bay U-2 Mỹ bị Liên Xô bắn hạ 1960

Tháng 5/1960, dư luận thế giới rúng động trước thông tin máy bay do thám U-2 của Mỹ bị Liên Xô bắn hạ trên không phận nước này. Liên Xô bắt giữ phi công Francis Gary Powers và kết tội người này tội gián điệp.

Vào ngày 1/5/1960, sự kiện máy bay do thám U-2 của Mỹ bị Liên Xô bắn hạ tại không phận nước này đã trở thành sự kiện gây rúng động dư luận thời Chiến tranh Lạnh. Sự kiện này đã khiến mối quan hệ giữa Mỹ và Liên Xô càng trở nên căng thẳng hơn.

Máy bay Mỹ bị bắn hạ xuất phát từ việc Tổng thống Mỹ Dwight D. Eisenhower thông qua một kế hoạch thu thập thông tin về năng lực và ý định của Liên Xô sau khi nhận thấy chính quyền Moscow có sự phát triển nhanh chóng về quân sự.

Theo đó, kể từ năm 1956, máy bay do thám tầm cao U-2 của Mỹ bắt đầu thực hiện các chuyến bay do thám trên bầu trời Liên Xô. Mục đích của Mỹ là nhằm thu thập các thông tin chi tiết về các căn cứ quân sự của Liên Xô.

Trong bối cảnh ấy, Liên Xô phát giác được Mỹ cử máy bay do thám nước này thông qua hệ thống radar từ sớm. Tuy nhiên, do công nghệ và vũ khí của Liên Xô khi đó chưa thể tiêu diệt được máy bay U-2 nên trong gần 4 năm, chính quyền Moscow không có bất cứ động thái nào.

Đến đầu năm 1960, Liên Xô phát triển thành công tên lửa đất đối không Zenith và có khả năng bắn hạ máy bay U-2 của Mỹ.

Theo đó, ngày 1/5/1960, máy bay do thám U-2 của Mỹ bị tên lửa của Liên Xô bắn trúng, vỡ thành nhiều mảnh và rơi xuống đất.

Phía Liên Xô cũng bắt giữ được phi công lái chiếc U-2 trên là Francis Gary Powers ngay khi người này nhảy dù xuống mặt đất.

Ban đầu, Mỹ tuyên bố máy bay bị Liên Xô bắn hạ chỉ là máy bay thu thập thông tin thời tiết vô tình đi chệch hướng.

Tuy nhiên, về sau, Liên Xô công bố những bằng chứng thu thập được chứng tỏ đó là một máy bay do thám cũng như hình ảnh phi công bị bắt giữ thì phía Mỹ mới thừa nhận tuyên bố trước đó không đúng sự thật.

Liên Xô kết tội phi công Powers tội gián điệp nên bị tuyên án 10 năm tù giam. Khi mới ngồi tù chưa được 2 năm, Powers được trả tự do khi Mỹ và Liên Xô tiến hành cuộc trao đổi điệp viên.

Video: Giả thuyết mới về máy bay mất tích (nguồn: VTC14)

Tâm Anh (theo History)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/giai-mat-vu-may-bay-u-2-my-bi-lien-xo-ban-ha-1960-1242038.html