'Giải phẫu' dàn xe tăng khủng trong Thế chiến II qua ảnh cực chất

Qua những bức ảnh đồ họa 'giải phẫu' cực chi tiết, người xem có thể thấy được bên trong những chiếc xe tăng nổi tiếng thời Thế chiến II là cả một 'thế giới' đầy phức tạp.

Kể từ khi xuất hiện lần đầu tiên trong Chiến tranh Thế giới thứ I cho đến nay, xe tăng đã trở thành loại vũ khí không thể thiếu trong mọi cuộc chiến, hình dáng bên ngoài của chúng có lẽ đã quá quen thuộc với mọi người tuy nhiên khi bạn đi vào bên trong mọi thứ sẽ khác đi rất nhiều. Trong ảnh là “nội thất” bên trong một chiếc xe tăng Mark V của Anh một trong những dòng xe tăng đầu tiên trên thế giới và để vận hành nó cần tới ít nhất 8 người. Nguồn ảnh: QQ.

Qua thời gian cùng với sự phát triển của công nghệ chế tạo vũ khí những chiếc xe tăng dần có kích thước nhỏ gọn hơn và cần tới ít người để vận hành hơn. Điển hình như chiếc M3 Lee này dù có kíp chiến đấu lên tới 7 người nhưng ít ra kích thước của nó cũng nhỏ gọn hơn Mark V bù lại không gian bên trong xe lại khá hạn chế bản thân thiết kế của nó cũng chưa thực sự hoàn thiện. Nguồn ảnh: QQ.

Với các yêu cầu tác chiến trên chiến trường thiết kế xe tăng ngày càng trở nên hoàn thiện hơn và đi tiên phong cho điều này chính là người Đức với những chiếc xe tăng hoàn hảo của mình. Trong ảnh là nội thất bên trong một chiếc Panzer IV, nó có kíp chiến đấu chỉ với 5 người được trang bị giáp mạnh hơn đi kèm với khẩu pháo tốt. Thiết kế bên trong của Panzer IV cũng được đánh giá khá tốt tạo cảm giác thoải mái hơn cho kíp chiến đấu. Nguồn ảnh: QQ.

Tuy nhiên trong Thế chiến II không phải chiếc xe tăng nào cũng được sự hoàn thiện như Panzer IV, một trong những quốc gia có thiết kế xe tăng tệ nhất trong thời kỳ này chính là người Pháp. Điều này không chỉ là nói suông mà nó đã được chứng minh trên chiến trường điển hình là với những chiếc Char B1, mang danh là xe tăng hạng nặng nhưng thiết kế của nó thực sự đã quá lỗi thời điểm sáng duy nhất của Char B1 có lẽ không gian rộng rãi bên trong xe. Nguồn ảnh: QQ.

Đó là ở Châu Âu, còn ở Bắc Mỹ các dòng xe tăng của Mỹ hay Canada cũng có những sự phát triển của riêng mình dù vậy sự phát triển vẫn mang tính chất rập khuôn khi dòng xe tăng tốt nhất của Mỹ trong CTTG 2 là M4 Sherman lại được phát triển từ những chiếc M3 Lee. Nguồn ảnh: QQ.

Khi những chiếc xe tăng trở nên quá giống nhau về kích thước lẫn sức mạnh thì việc cho ra đời những xe tăng hạng nặng có kích thước lớn hơn là điều tất yếu đi kèm với đó là cả sức mạnh hỏa lực. Trong ảnh là một chiếc Panther dòng xe tăng chiến đấu hạng trung của Đức trong Chiến tranh thế giới thứ II, nó vẫn có kíp chiến đấu 5 người như Panzer IV nhưng được trang bị giáp dày và súng lớn hơn, không gian bên trong xe cũng được đánh giá khá tốt. Nguồn ảnh: QQ.

Nhắc tới xe tăng Đức không thể không nói đến đối thủ chính của nó là những chiếc xe tăng Liên Xô và một trong số đó chính là dòng xe tăng T-34 huyền thoại. Dù thiết kế tổng thể của T-34 không được hoàn thiện bằng Pazer hay Panther nhưng bù lại nó lại sở hữu sức mạnh hỏa lực lẫn khả năng cơ động đủ sức để đánh bại xe tăng Đức. Nguồn ảnh: QQ.

Trong ảnh là một chiếc xe tăng Sherman Firefly của Quân đội Anh nó được sản xuất dựa trên dòng xe tăng M4 Sherman của Mỹ, tuy nhiên nó lại có thiết kế bên trong hoàn toàn khác với việc thay đổi vị trí của kíp chiến đấu bên trong xe ngoài ra nó cũng có hệ thống vũ khí hoàn toàn khác biệt. Nguồn ảnh: QQ.

Ngay cả với chiếc xe tăng hạng nặng như Tiger I kíp chiến đấu của nó cũng được người Đức tối ưu hóa chỉ còn 5 người không khác gì so với những dòng xe tăng khác của nước này trong Chiến tranh thế giới lần 2. Dù vậy nó vẫn có những yếu điểm của mình như không cơ động, nặng nề và không còn phù hợp với chiến trường. Nguồn ảnh: QQ.

Trong khi đó IS-2 của Liên Xô cũng là một mẫu xe tăng hạng nặng và là đối thủ của Tiger I nhưng nó lại hoàn toàn khác biệt, bỏ qua khả cơ động vốn không phải là điểm mạnh của xe tăng hạng nặng thì IS-2 hoàn toàn vượt trội hơn Tiger I từ giáp bảo vệ, sức mạnh hỏa lực cho đến hệ thống động cơ. Nguồn ảnh: QQ.

Dĩ nhiên người Đức cũng biết điều đó và cố gắng sửa sai với việc cho ra đời Tiger II, tuy nhiên việc đắp thêm giáp lên cho Tiger không thực sự giải quyết được vấn đề mà họ đang gặp phải. Trái lại điều này càng khiến Tiger mất đi chỗ đứng của mình trên chiến trường. Trong ảnh là Tiger II với pháo chính 88mm tương tự như trên Tiger I và nó trọng lượng lên tới 70 tấn trong khi đó IS-2 chỉ vỏn vẹn 46 tấn. Nguồn ảnh: QQ.

Trong ảnh là mẫu xe tăng hạng nặng Churchill của Anh với thiết kế khá lỗi thời, có một thực tế là hầu hết các mẫu xe tăng của Anh trong CTTG 2 không được đánh giá cao và chúng chỉ hơn xe tăng Pháp một chút do đó cũng khá dễ hiểu khi cả hai đều bị quân Đức đánh bại. Nguồn ảnh: QQ.

Xe tăng Cromwell - một trong những điểm sáng hiếm hoi của Anh trong CTTG 2 dù không thể so sánh lại với các dòng xe tăng như Panzer hay Panther của Đức nhưng ít ra nó cũng có thể giúp quân Anh duy trì được thế trận trên chiến trường trước xe tăng Đức. Nguồn ảnh: QQ.

Thiết kế bên trong của một chiếc KV-1 - dòng xe tăng hạng nặng của Liên Xô trong giai đoạn đầu của CTTG 2, dù được đánh giá khá tốt nhưng KV-1 lại có một hạn chế là pháo chính của nó quá yếu không đủ để có thể áp đảo xe tăng Đức dẫn đến việc nó liên tục bị vô hiệu hóa trong cận chiến bởi những chiếc xe tăng cơ động hơn của đối phương. Nguồn ảnh: QQ.

Bên trong M18 - một trong những mẫu pháo chống tăng của Mỹ trong CTTG 2, nó được thiết kế để tiêu diệt lực lượng xe tăng đối phương với pháo chính 75mm và có thể mang theo hơn 40 đạn pháo chống tăng tuy nhiên giáp bảo vệ của nó lại khá yếu từ 4,8-25 mm. Nguồn ảnh: QQ.

Video Xe tăng Đức đã khiến Liên Xô tuyệt vọng tới mức phải trông cậy vào loài chó? - Nguồn: QPVN

Anh Tú (tổng hợp)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/giai-phau-dan-xe-tang-khung-trong-the-chien-ii-qua-anh-cuc-chat-1471716.html