Giám định giả tâm thần: Có thể còn nhiều vụ phạm tội tương tự nhưng chưa bị phát hiện?

Hành vi của Thân Thái Phong đi ngược với tôn chỉ mục đích của ngành y, đồng thời tiếp tay cho kẻ phạm tôị̣ tiếp tục phạm tội

Hành vi tiếp tay cho kẻ phạm tội

Cuộc đấu tranh pháp lý để đưa được một bị can có am hiểu về chuyên môn, có trình độ hiểu biết quả là việc khó khăn, gian khó và phức tạp.

Mới đây, VKSND Hà Nội vừa hoàn tất cáo trạng truy tố Thân Thái Phong, (cựu phó khoa tâm thần người cao tuổi, bệnh viện tâm thần Trung ương I) về tội “Nhận hối lộ” đã và đang khiến dư luận giật mình.

Bởi lẽ, Phong không chỉ được đào tạo là một người có chuyên môn về y khoa, mà còn được đào tạo về nhân cách, nguyên tắc và y đức trong việc cứu, khám chữa cho người bệnh .

Ở vị trí lãnh đạo như Phong, cơ quan điều tra phải mất rất nhiều công sức để tìm ra chứng cứ chứng minh y phạm tội.

TS Lê Đăng Doanh, giảng viên đại học Luật Hà Nội trao đổi với PV phapluatplus.vn.

TS Lê Đăng Doanh, giảng viên đại học Luật Hà Nội trao đổi với PV phapluatplus.vn.

Theo TS Lê Đăng Doanh, giảng viên Đại học luật Hà Nội cho biết: Tội phạm ngày càng phúc tạp, với thủ đoạn phạm tội cực kỳ tinh vi. Việc truy tố tội phạm đã là việc cực kỳ khó khăn đối với các Cơ quan điều tra.

Thế nhưng, để có đủ căn cứ truy tố một tội phạm lại phạm tội trong lĩnh vực chuyên môn thì quả là việc mò kim đáy bể. Việc Phong tiếp tay cho kẻ phạm tội, thoát tội nhờ kết luận bị tâm thần đã và đang giảm niềm tin về y đức.

Theo cáo trạng truy tố Thân Thái Phong, tôi nhận thấy các bước khám chữa bệnh cho kẻ phạm tội là Lê Thanh Tùng, được Phong tuân thủ theo một quy trình khám chữa bệnh khép kín, đúng trình tự. Vì vậy, sẽ rất khó khăn cho cơ quan chức năng phát hiện, tìm ra chứng cứ để truy tố Phong.

Đây là tình trạng báo động xuống cấp về đạo đức và là lỗ hổng pháp lý trong việc giám sát khám, giám định về tâm thần. Thông qua sự việc này, tôi băn khoăn rằng, rất có thể, còn nhiều vụ tương tự xảy ra tại Bệnh viện tâm thần Trung ương I, nhưng chưa bị phát hiện”.

Trao đổi với bác sĩ Nguyễn Văn Long, Trưởng khoa tim mạch bệnh viện Đa khoa Bắc Giang về nội dung vụ việc. BS Long cho rằng, hành vi của Phong không chỉ ảnh hưởng tới những bác sĩ hành nghề chân chính, mà còn là hành vi nguy hiểm, đó là tiếp tay cho kẻ phạm tội tiếp tục gây tội ác".

Phạm tội có tổ chức?

Trao đổi với Luật sư Nguyễn Thị Oanh, đoàn LS Hà Nội về hành vi của Thân Thái Phong, LS Oanh cho biết: Với tất cả những nội dung được thể hiện trong cáo trạng, theo quan điểm cá nhân tôi, cần làm rõ thêm hành vi có hay không phạm tội có tổ chức. Và đây cũng là tình tiết tăng nặng đối với các bị cáo.

Theo đó, VKSND Hà Nội vừa hoàn tất cáo trạng truy tố Thân Thái Phong (42 tuổi, nguyên phó khoa tâm thần người cao tuổi, Bệnh viện tâm thần Trung ương I) về tội Nhận hối lộ, theo khoản 2, Điều 354 Bộ Luật hình sự 2015;

Nguyễn Tuấn Sơn (35 tuổi, nguyên Kỹ thuật viên trưởng - Khoa dinh dưỡng) tội Môi giới hối lộ; Lê Thanh Tùng (33 tuổi, 2 tiền án về tội Cướp tài sản và Cố ý gây thương tích) tội Đưa hối lộ.

Thân Thái Phong và Lê Thanh Tùng (Ảnh: internet).

Theo cáo trạng, đêm 27/10/2017, Tùng cùng nhóm bạn đến một quán bar trên phố Hàng Tre, quận Hoàn Kiếm và ẩu đả với nhóm thanh niên có mâu thuẫn từ trước. Nhóm Tùng dùng hung khí gây thương tích cho ba người phía đối phương.

Cơ quan công an quận Hoàn Kiếm đã khởi tố điều tra, Lê Thanh Tùng bỏ trốn. Trong thời gian này, thông qua người quen, Tùng liên hệ với Sơn để nhờ "lo giúp" bệnh án tâm thần giả nhằm thoát tội. Nhận lời, Sơn đã gặp, trao đổi với Phong, đặt vấn đề làm giả bệnh án tâm thần cho Tùng với giá 85 triệu đồng.

Ngày 19/1/2018, Tùng bị bắt theo quyết định truy nã. Tại cơ quan công an, Tùng không khai nhận hành vi phạm tội mà chỉ trình bày... đang mắc bệnh tâm thần nên không hợp tác trong quá trình điều tra.

Sau đó, người nhà Tùng mang bộ hồ sơ bệnh án điều trị nội trú bệnh tâm thần (bản sao) ghi tên Lê Thanh Tùng do Bệnh viện Tâm thần Trung ương I cấp ngày 21/12/2017.

Cơ quan chức năng xác định, ngày 22/11/2017, thông qua Sơn, Tùng đến bệnh viện gặp Phong để làm thủ tục khám đầu vào. Tùng bồi dưỡng Sơn 3 triệu đồng.

Sau cuộc gặp, Phong lập hồ sơ bệnh án nội trú, tự viết thông tin của Tùng vào trang đầu tiên của bệnh án. Thông tin ở các trang sau trong hồ sơ bệnh án, Phong đã đưa một bệnh nhân do anh ta đang trực tiếp điều trị đi làm các xét nghiệm, rồi lấy kết quả của bệnh nhân này đưa vào hồ sơ bệnh án của Tùng...

Ly Ly

Nguồn Pháp Luật Plus: http://phapluatplus.vn/giam-dinh-gia-tam-than-co-the-con-nhieu-vu-pham-toi-tuong-tu-nhung-chua-bi-phat-hien-d91996.html