Giảng viên 40 tuổi Đại học Hàng Hải đạt chuẩn chức danh Giáo sư

Giáo sư Lê Anh Tuấn- Giảng viên Đại học Hàng hải Việt Nam là một trong ba ứng viên đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư liên ngành Cơ khí - Động lực năm 2020.

Ông Lê Anh Tuấn (sinh năm 1980, quê ở phường Thủy Dương, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế) đã được chính thức công nhận là Giáo sư liên ngành Cơ khí - Động lực năm 2020.

Hiện tại, ông đang công tác tại Đại học Hàng hải Việt Nam, là giảng viên cao cấp bộ môn Kỹ thuật ô tô thuộc Viện Cơ khí.

Về quá trình đào tạo và huấn luyện chuyên môn, năm 1998, ông trở thành sinh viên ngành Máy xếp dỡ, Khoa Cơ khí, Đại học Hàng hải Việt Nam (Hải Phòng). Năm 2004, ông tiếp tục học Thạc sĩ tại ngôi trường này.

Năm 2010, ông là Nghiên cứu sinh của Đại học Kyung Hee, Hàn Quốc. Năm 36 tuổi, Giáo sư Lê Anh Tuấn là Nghiên cứu viên của Đại học Công nghệ Nanyang (Singapore).

Năm 2017, ông là Học giả của Khoa Cơ khí, Đại học Birmingham (Vương quốc Anh). Năm 2018, Giáo sư là Nghiên cứu viên Endeavour của Khoa Kỹ thuật và Công nghệ Thông tin, Đại học Công nghệ Sydney (nước Úc).

Từ năm 2014 đến nay, ông là Nghiên cứu viên của viện Nghiên cứu Khoa học và Công nghệ Hàng hải, Đại học Hàng hải Việt Nam.

Về quá trình làm việc, Giáo sư Lê Anh Tuấn là giảng viên bộ môn Máy xếp dỡ, Khoa Cơ khí, Đại học Hàng hải Việt Nam. Sau 10 năm, ông giữ chức vụ Phó trưởng bộ môn Máy xếp dỡ, Khoa Cơ khí, Đại học Hàng hải Việt Nam.

Từ năm 2014 đến năm 2019, ông Lê Anh Tuấn là Trưởng bộ môn Kỹ thuật ô tô của Viện Cơ khí, Đại học Hàng hải Việt Nam.

Từ năm 2019 đến nay, ông là giảng viên cao cấp bộ môn Kỹ thuật ô tô, Viện Cơ khí, Đại học Hàng hải Việt Nam.

Giáo sư Lê Anh Tuấn hiện là giảng viên cao cấp bộ môn Kỹ thuật ô tô của Đại học Hàng Hải Việt Nam (Ảnh: Hội đồng Giáo sư Nhà nước)

Giáo sư Lê Anh Tuấn hiện là giảng viên cao cấp bộ môn Kỹ thuật ô tô của Đại học Hàng Hải Việt Nam (Ảnh: Hội đồng Giáo sư Nhà nước)

Giáo sư Lê Anh Tuấn được cấp bằng Đại học vào năm 23 tuổi ngành Kỹ thuật Cơ khí, chuyên ngành Cơ giới hóa xếp dỡ.

Năm 28 tuổi, ông nhận bằng Thạc sĩ ngành Kỹ thuật Cơ khí động lực, chuyên ngành Khai thác và bảo trì tàu thủy.

Năm 2012,Giáo sư Lê Anh Tuấn nhận bằng Tiến sĩ ngành Kỹ thuật Cơ khí, chuyên ngành Kỹ thuật Điều khiển của Trường Đại học Kyung Hee, Hàn Quốc.

Ông đã được Hội đồng Giáo sư Nhà nước công nhận chức danh Phó Giáo sư vào ngày 10/10/2016 ngành Cơ khí, liên ngành Cơ khí – Động lực và được Hiệu trưởng Trường Đại học Hàng hải Việt Nam bổ nhiệm chức danh Phó Giáo sư vào ngày 17/11/2016.

Trong quá trình giảng dạy tại Đại học Hàng hải Việt Nam, trừ những lúc đi nghiên cứu sinh hoặc huấn luyện chuyên môn ở nước ngoài, Giáo sư Lê Anh Tuấn giảng dạy các học phần đào tạo sinh viên đại học cho các chuyên ngành.

Ông cũng đã hướng dẫn thành công 1 nghiên cứu sinh được cấp bằng Tiến sĩ; đã hướng dẫn thành công 2 Học viên cao học đã được cấp bằng Thạc sĩ.

Từ năm 2013 đến nay, Giáo sư còn tham gia giảng dạy các học phần cao học, chuyên đề tiến sĩ.

Các hướng nghiên cứu chủ yếu của Giáo sư Lê Anh Tuấn bao gồm: Điều khiển phi tuyến các hệ cơ điện tử; Điều khiển tối ưu; Điều khiển thích nghi; Điều khiển mờ, học máy; Thiết kế các bộ quan sát phi tuyến; Điều khiển dựa trên đạo hàm và vi phân cấp phân số;Nhận dạng hệ thống điều khiển; Động học, động lực học và điều khiển Robot công nghiệp; Động lực học, dao động và điều khiển máy; Tính toán, thiết kế các loại máy nâng chuyển, máy xây dựng; Mô hình và điều khiển ô tô hybrid.

Giáo sư Lê Anh Tuấn đã hoàn thành 4 đề tài Nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, 1 đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Bộ, 2 đề tài NAFOSTED và hiện đang thực hiện 1 đề tài NAFOSTED.

Ông đã công bố 31 bài báo khoa học ở ngoài nước, 21 bài báo khoa học trong nước; đã xuất bản 2 giáo trình đại học và cao học, 1 chương sách chuyên khảo ngoài nước, 2 sách chuyên khảo ngoài nước với vai trò chủ biên.

Ngoài ra, Giáo sư Lê Anh Tuấn là thành viên chủ chốt hiệp hội IEEE (IEEE Senior Member); Tham gia phản biện cho hơn 30 tạp chí khoa học; Tham gia phản biện cho các hội thảo khoa học; Biên tập viên mời của tạp chí nước ngoài; Tham gia hội đồng biên tập tạp chí; Tham gia hội đồng khoa học các hội thảo khoa học; Đánh giá hồ sơ quỹ nghiên cứu;...

Một số Công trình khoa học tiêu biểu nhất của Giáo sư Lê Anh Tuấn:

1. Le Anh Tuan, “Neural observer and adaptive fractional-order back-stepping fast terminal sliding mode control of RTG cranes,” IEEE Transactions on Industrial Electronics, DOI: 10.1109/TIE.2019.2962450, 2019. (IEEE, SCI, Q1, IF=7.503).

2. . Le Anh Tuan and Soon-Geul Lee, “Modelling and advanced sliding mode controls of crawler cranes considering wire ropes elasticity and complicated operation,” Mechanical Systems and Signal Processing, vol. 103, pp. 250 -263, 2018. (Elsevier, SCIE, Q1, IF=5.005).

3. 3. Le Anh Tuan and Soon-Geul Lee, “3D cooperative control of tower cranes using robust adaptive techniques,” Journal of the Franklin Institute, vol. 354, pp. 8333–8357, 2017. (Elsevier, SCIE, Q1, IF=3.653).

4. 4. Le Anh Tuan, “Fractional-order fast terminal back-stepping sliding mode control of crawler cranes,” Mechanism and Machine Theory vol. 137, pp. 297-314, 2019. (Elsevier, SCI, Q1, IF=3.535).

5. 5. Le Anh Tuan, Soon-Geul Lee, Deok Hyeon Ko, and Luong Cong Nho, “Combined control with sliding mode and partial feedback linearization for 3D overhead cranes,” International Journal of Robust and Nonlinear Control, vol. 24, no. 18, pp. 3372-3386, 2014. (Wiley, SCIE, Q1, IF=3.953).

Phạm Minh

Nguồn Giáo Dục VN: https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/giang-vien-40-tuoi-dai-hoc-hang-hai-dat-chuan-chuc-danh-giao-su-post214674.gd