Giáo dục đại học bế tắc: Nga và vấn đề toàn cầu...

Nga là một trong số ít quốc gia có nền giáo dục bậc đại học phổ cập nhưng nghịch lý là nhu cầu sử dụng lượng kiến thức đó lại thấp.

Nhìn từ Việt Nam

Hệ thống giáo dục của Việt nam trong những năm gần đây có nhiều chuyển biến, song cũng đang phải đối mặt với nhiều khủng hoảng, như lỗi thời trong chương trình giảng dạy, giáo viên làm trung tâm trong phương pháp dạy và học, thiếu tính liên kết giữa giảng dạy và các hoạt động nghiên cứu, và sự khác biệt lớn giữa đào tạo lý thuyết và thực hành, dẫn tới việc rất nhiều sinh viên đã tốt nghiệp nhưng không có khả năng tìm được việc làm, trong khi việc thiếu những kỹ năng nghề nghiệp lạm phát tăng lên.

Sinh viên Việt Nam thiếu kiến thức mặc dù đã được dạy rất nhiều, vì thực tế mục đích chính của việc học tập chỉ nhằm vượt qua các kỳ thi. Theo khảo sát do Trung tâm Nghiên cứu chính sách - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội tiến hành gần đây, trong số 3.000 người được hỏi, 26,2% cho biết họ vẫn thất nghiệp với đa số không thể tìm được việc làm. Trong số những người có việc làm, 61% cho biết họ thiếu kỹ năng làm việc, 42% thiếu kinh nghiệm và 32% cho rằng chuyên môn không an toàn.

Ngoài các bằng cấp của các trường đại học nước ngoài có chất lượng và danh tiếng, bằng cấp và chứng chỉ của các trường đại học tại Việt Nam không được công nhận trên toàn thế giới.

Phương pháp giảng dạy chính trong hệ thống trường học công lập là theo định hướng của giáo viên. Thảo luận nhóm không phổ biến, học sinh tự chăm chỉ và lĩnh hội kiến thức trực tiếp và thụ động từ các thầy cô giáo, thiếu tính tương tác và các cuộc tranh luận nổi bật.

Chúng ta đều biết, giáo dục đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực đã được đào tạo luôn là 2 vấn đề liên quan mật thiết với nhau. Làm thế nào để giải quyết tốt vấn đề này là điều luôn làm cho các nhà quản lý giáo dục và các nhà sử dụng nhân công phải trăn trở, tìm cách điều chỉnh, hoàn thiện.

Nước Nga đang băn khoăn về hướng đi của nền giáo dục

Ngay cả nền giáo dục của Nga hay Liên Xô cũ, trước đây vẫn từng được ca ngợi về tính ưu việt của nó và cũng là nơi đào tạo ra nhiều thế hệ cán bộ khoa học kỹ thuật và các chuyên ngành khoa học xã hội cho Việt nam, trong đó có nhiều người đã và đang nắm những vị trí quan trọng của nhà nước ta, cũng đang gặp phải những vấn đề cấp bách cần phải được giải quyết trong lĩnh vực này.

Chúng tôi xin giới thiệu đến bạn đọc bài viết của nhà báo Andrey Polunin đăng trên svpressa.ru ngày 10/8 mới đây, nói về những kết luận của nhóm các nhà nghiên cứu đến từ Boston Consulting Group (BCG), Ngân hàng tiết kiệm Nga, World Skills và Global Education Futures.

Đồng thời, vấn đề cũng được 2 chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và sử dụng nhân công là Giáo sư Valentin Katasonov thuộc Bộ môn Tài chính Quốc tế của Học viện Ngoại giao Mat-xcơ-va, Chủ tịch Hiệp hội Kinh tế Nga mang tên S.F. Sharapov và ông Andrei Bunich, Chủ tịch Hiệp hội các doanh nghiệp và các chủ thuê nhân công của Nga bình luận dựa trên các câu hỏi của phóng viên svpressa.ru mà chúng tôi xin phép được viết tắt là SP (Báo chí tự do- ND) ở dưới đây.

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/khoa-hoc/khoa-hoc/giao-duc-dai-hoc-be-tac-nga-va-van-de-toan-cau-3340941/