Giáo dục nghề nghiệp khởi sắc

Năm 2018 đã đánh dấu sự đột phá trên nhiều lĩnh vực của giáo dục nghề nghiệp. Trong đó phải kể đến sự khởi sắc trong công tác tuyển sinh với 2,2 triệu học viên, vượt 0,5% kế hoạch đề ra. Đây là những tiền đề quan trọng để giáo dục nghề nghiệp tiếp tục vươn lên bứt phá, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và giảm tỷ lệ thất nghiệp. Tuyển sinh Giáo dục nghề nghiệp năm 2018 ~ 2.000 cơ sở GDNN Cao đẳng, trung cấp: 545.000 học viên Sơ cấp: 1.665.000 học viênÔng Phạm Xuân Khánh – Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà NôịSinh viên Đoàn Hữu Thuận – Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà NôịGiảng viên Nguyễn Tùng Lâm – Khoa Điện, Trường Cao Đẳng nghề Cơ điện Hà NôịPhó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức ĐamÔng Nguyễn Hồng Minh – Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ LĐTB&XH

Kết quả tuyển sinh của giáo dục nghề nghiệp trong năm 2018 đã phần nào phản ánh sự thay đổi trong nhận thức của người dân về việc lựa chọn “học để có nghề thay vì lấy bằng”. Đây cũng là năm ghi nhận phổ điểm tuyển sinh vào hệ cao đẳng tăng cao, nhiều trường đã đạt chỉ tiêu tuyển sinh ngay trong đợt đầu.

Có nhiều em đỗ ĐH cao cũng đăng ký học nghề có em đang học cũng chuyển. Điểm rất cao.

Chương trình đào tạo của giáo dục nghề nghiệp đã thay đổi theo hướng: gắn đào tạo với tuyển dụng, chuẩn hóa chương trình đào tạo, tăng cường hợp tác quốc tế, cam kết có việc làm sau khi ra trường. Tỷ lệ học viên có việc làm có nơi lên đến 90%, thậm chí có việc ngay khi còn đang theo học.

Nhà trường tổ chức cho sinh viên các khóa tập huấn sau ra trường 2-3 tháng có thêm kinh nghiệm trước khi vào làm thực tế. Vốn kiến thức này em tự tin khi làm công ty sau này.

Để nâng cao chất lượng đào tạo, đảm bảo chuẩn đầu ra nhiều trường còn đầu tư trang thiết bị giảng dạy bằng những thiết bị thực tế như thế này thay cho mô hình.

Tiếp cận 2 thiết bị này khi ra ngoài làm tiếp cận ở doanh nghiệp rất nhanh. KHông cần đào tạo lại.Phù hợp chuẩn đầu ra do Tổng cục GDNN xây dựng.

Công tác phân luồng cũng đã phát huy hiệu quả với việc đẩy mạnh triển khai mô hình 9+ trong nhà trường. Học sinh tốt nghiệp THCS tham gia mô hình này sau khi tốt nghiệp sẽ được cấp 2 bằng nghề và văn hóa. Đây cũng là xu hướng đào tạo của các nước.

Trước đây chúng ta quy định cao đảng đầu vào là cứ phải tốt nghiệp THPT. Bây giờ làm như các nước là tôt snghiepej hết giai đoạn học cơ bản hết lớp 9 chuyển luồng được không. Đây là thời cơ khi sửa luật giáo dục đặt ra.

Thời gian tới Giao tự chủ cho các trường là nhiệm vụ trọng tâm và triển khai đồng bộ hơn. 2 xây dựng chuẩn hóa điều kiện đảm bảo chất lượng giáo viên đầu ra cơ sở vật chất nâng cao chất lượng.

Các chính sách sẽ được điều chỉnh theo hướng thông thoáng hơn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhưng đòi hỏi trách nhiệm của người đứng đầu rất cao. Song song với đó Bộ LĐTB&XH cũng đang tích cực rà soát lại và kiên quyết loại bỏ các cơ sở không đáp ứng yêu cầu, góp phần thực hiện mục tiêu nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo, giảm tỷ lệ lao động thất nghiệp./.

Nguồn VNEWS: http://vnews.gov.vn/giao-duc-nghe-nghiep-khoi-sac