Giao lưu trực tuyến: 'Chủ động tầm soát, chẩn đoán bệnh tật trước sinh và sau sinh cho đồng bào dân tộc thiểu số'

Hiện nay, tại các vùng nông thôn, nhất là vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số, việc tầm soát, chẩn đoán bệnh tật trước sinh và sau sinh chưa thực sự được nhiều người quan tâm. Việc tiếp cận với các dịch vụ sàng lọc trước sinh và sơ sinh cũng còn nhiều rào cản, hạn chế.

Đúng 9h ngày 8/12 chương trình giao lưu trực tuyến "Chủ động tầm soát, chẩn đoán bệnh tật trước sinh và sau sinh cho đồng bào dân tộc thiểu số" bắt đầu. Để khai mạc chương trình, ông Nguyễn Chí Long, Phó Tổng biên tập Báo Sức khỏe và Đời sống (đầu tiên bên phải) đã phát biểu về tầm quan trọng, ý nghĩa của chương trình và tặng hoa lưu niệm cho các khách mời (từ trái qua): TS.BS Lê Minh Trác, Giám đốc Trung tâm chăm sóc và điều trị sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản Trung ương; ThS.BS Phạm Hồng Quân, Phó Vụ trưởng Vụ Cơ cấu và chất lượng dân số, Giám đốc Văn phòng điều phối các dự án về dân số, Giám đốc Ban quản lý Đề án 818, Tổng cục Dân số, Bộ Y tế; Ông Lê Bá Thắng, Phó Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Thanh Hóa. Ảnh chương trình giao lưu: Chí Cường

Đúng 9h ngày 8/12 chương trình giao lưu trực tuyến "Chủ động tầm soát, chẩn đoán bệnh tật trước sinh và sau sinh cho đồng bào dân tộc thiểu số" bắt đầu. Để khai mạc chương trình, ông Nguyễn Chí Long, Phó Tổng biên tập Báo Sức khỏe và Đời sống (đầu tiên bên phải) đã phát biểu về tầm quan trọng, ý nghĩa của chương trình và tặng hoa lưu niệm cho các khách mời (từ trái qua): TS.BS Lê Minh Trác, Giám đốc Trung tâm chăm sóc và điều trị sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản Trung ương; ThS.BS Phạm Hồng Quân, Phó Vụ trưởng Vụ Cơ cấu và chất lượng dân số, Giám đốc Văn phòng điều phối các dự án về dân số, Giám đốc Ban quản lý Đề án 818, Tổng cục Dân số, Bộ Y tế; Ông Lê Bá Thắng, Phó Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Thanh Hóa. Ảnh chương trình giao lưu: Chí Cường

Vì thời lượng chương trình có hạn nên các chuyên gia đã giải đáp những câu hỏi gửi đến sớm nhất và có nội dung bao trùm. Các câu hỏi còn lại xin hẹn quý bạn đọc trong chương trình giao lưu sau. KÍNH MỜI QUÝ BẠN ĐỌC THEO DÕI TOÀN BỘ PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH GIAO LƯU Ở PHẦN DƯỚI BÀI VIẾT NÀY.

Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 1,5 triệu trẻ ra đời, trong đó có gần 40.000 trẻ không may mắn mắc các dị tật bẩm sinh. Chẳng hạn như mắc bệnh Down; dị tật ống thần kinh; thiếu men G6PD; tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh; tan máu bẩm sinh (Thalassemia)...

Theo các bác sĩ, có nhiều nguyên nhân dẫn đến dị tật ở thai nhi và trẻ sơ sinh. Từ các kết quả nghiên cứu ban đầu ở Việt Nam cho thấy, tình trạng tật, bệnh ở thai nhi và trẻ sơ sinh ở nước ta bắt nguồn từ các nguyên nhân như: Sai lệch di truyền (bất thường nhiễm sắc thể, rối loạn gen, rối loạn chuyển hóa…); trong quá trình mang thai, bà mẹ tiếp xúc với môi trường độc hại; mẹ uống thuốc trong 3 tháng đầu của thai kỳ; mẹ mắc các bệnh nhiễm trùng trong khi mang thai như giang mai, rubella, nhiễm trùng tiểu, nhiễm trùng sinh dục…

Cán bộ Khoa Sản - Phụ sản TTYT huyện Tam Đường (Lai Châu) đang tiến hành sàng lọc trước sinh cho phụ nữ mang thai.

Trong đó, khoảng 1.400 - 1.800 trẻ bị mắc bệnh Down, 1.000 - 1.500 trẻ bị dị tật ống thần kinh, 300 – 400 trẻ bị suy giáp bẩm sinh, đặc biệt có khoảng 15.000 - 30.000 trẻ bị thiếu men G6PD, khoảng 2.200 trẻ bị bệnh tan máu bẩm sinh… Những đứa trẻ sinh ra không may bị dị tật hoặc thiểu năng trí tuệ không chỉ là sự thiệt thòi, nỗi đau cho trẻ mà còn là gánh nặng cho gia đình và toàn xã hội.

Vì vậy, các chuyên gia nhận định, tầm soát, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh để phát hiện, can thiệp và điều trị sớm các bệnh, tật, các rối loạn chuyển hóa, di truyền ngay trong giai đoạn bào thai và sơ sinh giúp cho trẻ sinh ra phát triển bình thường hoặc tránh được những hậu quả nặng nề về thể chất và trí tuệ, giảm thiểu số người tàn tật, thiểu năng trí tuệ trong cộng đồng, góp phần nâng cao chất lượng dân số.

Ảnh minh họa

Theo đó, sàng lọc trước sinh là việc sử dụng các biện pháp thăm dò đặc hiệu trong thời gian mang thai để chẩn đoán xác định các trường hợp bệnh do rối loạn di truyền nhiễm sắc thể ở thai nhi như: hội chứng Down (tam bội thể 13), hội chứng Ewards (tam bội thể 18) và dị tật ống thần kinh…

Sàng lọc sơ sinh là một biện pháp dự phòng hiện đại, dùng kỹ thuật y khoa nhằm tìm kiếm để phát hiện ra các bệnh liên quan đến nội tiết, rối loạn di truyền ngay khi đứa trẻ vừa ra đời, cho phép phát hiện một số bệnh lý và tật, bệnh bẩm sinh như: Thiểu năng trí tuệ; thiếu men G6PD; suy giáp bẩm sinh; tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh và tử vong sớm do tan máu bẩm sinh…

Ảnh minh họa

Tuy nhiên, hiện nay, trung bình cả nước mới có khoảng 30% số trẻ em được sàng lọc chẩn đoán trước sinh và sơ sinh. Trong đó, chỉ có một số thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM… tỷ lệ sàng lọc trước sinh và sơ sinh là cao. Còn tại các vùng nông thôn, nhất là vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số việc này chưa thực sự được nhiều người quan tâm. Việc tiếp cận với các dịch vụ sàng lọc trước sinh và sơ sinh cũng còn nhiều rào cản, hạn chế.

Đặc biệt là các dân tộc thiểu số rất ít người như Ơ Đu, Brâu, Bố Y, La Ha, Chứt, La Hủ… tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết còn khá cao trong khi đây là nguyên nhân cơ bản dẫn đến nhiều hệ lụy như đẻ non, thai nhi kém phát triển, suy dinh dưỡng, thể trạng yếu, dị tật bẩm sinh, tỷ lệ tử vong cao…

Từ thực trạng trên, để nâng cao chất lượng dân số cho các địa phương, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, Báo Sức khỏe và Đời sống tổ chức buổi Giao lưu trực tuyến với chủ đề: "Chủ động tầm soát, chẩn đoán bệnh tật trước sinh và sau sinh cho đồng bào dân tộc thiểu số" trên chuyên trang điện tử Giadinh.suckhoedoisong.vn vào lúc 9h sáng 8/12/2022.

KÍNH MỜI QUÝ BẠN ĐỌC THEO DÕI TOÀN BỘ PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH GIAO LƯU Ở PHẦN DƯỚI BÀI VIẾT NÀY.

Giadinh.suckhoedoisong.vn

Gửi câu hỏi Phỏng vấn trực tuyến

Gửi câu hỏi Phỏng vấn trực tuyến

Họ và tên

Email

Nội dung

Gửi

Nguồn GĐ&XH: http://giadinh.net.vn/9h-sang-8-12-giao-luu-truc-tuyen-chu-dong-tam-soat-chan-doan-benh-tat-truoc-sinh-va-sau-sinh-cho-dong-bao-dan-toc-thieu-so-172221207155432779.htm