Giật mình vì… vượt ngưỡng

Tạp chí chuyên ngành về môi trường Nature mới đây đã đăng bài phân tích của một nhóm tác giả nổi tiếng, đứng đầu là nhà khoa học Stockholm Johan Rockstrom, khiến không ai đọc có thể thờ ơ, không ngẫm nghĩ.

Bài viết có tựa đề A Safe Operating Space for Humanity (Không gian sống an toàn cho loài người) đã đưa ra 9 giới hạn tự nhiên có liên quan mật thiết với nhau, và nếu vượt qua những giới hạn đó, nguy cơ phá hủy sự ổn định của 10.000 năm tồn tại nền văn minh loài người sẽ đến càng nhanh. Theo bài viết, điều đáng lo ngại là chúng ta đã vượt qua hầu hết các giới hạn còn lại. Loài người đang thải 9,5 triệu tấn phốt pho ra các đại dương mỗi năm (so với mức ngưỡng là 11 triệu tấn/năm), gây ra tình trạng thiếu oxy trong các đại dương ngày càng nghiêm trọng. Bên cạnh đó, nồng độ ozone trong khí quyển nay chỉ còn 283 đơn vị Dobson (DU-đơn vị đo ozone trong khí quyển). Nếu xuống dưới mức 276, loài người sẽ không tránh khỏi thảm họa. Ngoài ra, việc mất đi lượng nitơ trong khí quyển nhiều gấp bốn lần mức độ an toàn, gây ra những hệ lụy như phát thải trở lại bầu khí quyển ngày càng nhiều, các hợp chất NOx giữ nhiệt, làm ô nhiễm nguồn nước trên quy mô lớn. Mặt khác, tỷ lệ loài bị tuyệt chủng, nay đã lên tới con số 10 loài/1 triệu loài bị tuyệt chủng mỗi năm, gấp 10 lần mức cho phép. Quan trọng hơn cả, các tác giả đã đưa ra con số 350ppm cho giới hạn an toàn của nồng độ CO2 trong khí quyển. Hiện nồng độ CO2 của trái đất đang ở mức 390ppm và vẫn tiếp tục tăng 2 ppm mỗi năm. H.Nhi

Nguồn SGGP: http://sggp.org.vn/thegioi/2010/3/219732/