Gìn giữ tinh hoa làng nghề mộc Phúc Lộc

Làng nghề mộc Phúc Lộc, phường Ninh Phong (thành phố Ninh Bình) có tự bao giờ không ai rõ, nhưng các cụ cao niên trong làng cho rằng làng nghề có tuổi đời lên đến vài trăm năm. Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường nhưng những người thợ làng nghề mộc Phúc Lộc luôn gìn giữ, phát huy tinh hoa, giá trị truyền thống của cha, ông để lại.

Ông Vũ Văn Trụ là người có thâm niên của làng nghề mộc Phúc Lộc. Ảnh: Trường Giang

Những ngày cuối năm, chúng tôi có dịp trở lại thăm làng nghềmộc ở thôn Phúc Lộc xưa, nay là phố Phúc Lâm, phường Ninh Phong. Nơi đây nôỉtiếng với nghề làm nhà dáng cổ, làm đình, chùa khắp trong và ngoài tỉnh có kỹthuật cao và tinh xảo.

Điểm đến của chúng tôi là xưởng sản xuất của gia đìnhông Vũ Văn Trụ, một trong những thợ mộc có “thâm niên” trong nghề. Ông Trụ đangsay sưa đục, đẽo để hoàn thiện phần “kẻ mái” công trình nhà thờ cho một ngươìdân xã Trường Yên. Thấy có khách, ông dừng tay và mời chúng tôi vào ngôi nhà gỗđược dựng theo phong cách cổ của gia đình.

Ông Trụ trải lòng về sự thăng trầm của làng nghề mộc PhúcLộc. Ông không biết chính xác nghề mộc Phúc Lộc có từ bao giờ. Nhưng từ khi ônglớn lên đã thấy các cụ, từ ông nội đến cụ thân sinh ra ông đều làm nghề. Nghềđược truyền từ đời nọ sang đời kia theo cách “cha truyền con nối” và hầu hếtcác hộ dân trong làng đều có từ 4-5 đời làm nghề mộc.

Ông Trụ nhớ rất rõ, khimới mười bốn, mười lăm tuổi ông đã rong ruổi khắp nơi cùng ông nội và cha đidựng nhà, sửa sang đình, chùa. Và ông cũng không khỏi tự hào vì từ đôi bàn taykhéo léo và sự sáng tạo của người thợ mộc Phúc Lộc đã dựng và tu sửa biết baongôi nhà, chùa, đình hiện là di tích nổi tiếng của tỉnh như: Đền vua Đinh, vuaLê, chùa Bích Động, đền thờ Trương Hán Siêu...

Thời kỳ đó, những người thợ củalàng không bao giờ hết việc, cứ làm hết công trình này đến công trình khác, môĩngôi nhà cổ phải cất vài tháng mới xong. Đến nay, gia đình ông đã có 5 đời làmnghề mộc, hiện cả 5 người con trai và các cháu đều theo nghề phục dựng nhà cổ.Mỗi năm tổ thợ của gia đình ông đã dựng hơn 20 ngôi nhà cổ, không chỉ giúp giađình ông phát triển kinh tế mà còn góp phần gìn giữ được nghề truyền thống.

Nhấp chén trà, ông Trụ trầm ngâm nói tiếp, tinh hoa nghề mộcPhúc Lộc thể hiện rõ nét trên những ngôi nhà cổ ba gian, chùa, đình làng, nhàthờ họ tộc với đường nét trạm trổ tinh xảo, đẹp mắt. Nhưng đã có một thời gianlàng nghề mộc truyền thống ở Phúc Lộc gặp khó khăn, tưởng không vực dậy được donhu cầu làm nhà cổ dần thưa đi. Để duy trì và phát triển nghề, một bộ phận thợmộc đã chuyển sang làm mộc dân dụng phục vụ nhu cầu của người dân với các sảnphẩm đa dạng như: Bàn ghế, tủ, giường, cầu thang, cửa...

Bên cạnh đó, vẫn cómột lớp thợ quyết tâm gắn bó và gìn giữ nghề mộc cổ của làng. Để bắt nhịp xuhướng phát triển, những người thợ mộc Phúc Lộc đã đưa máy móc hiện đại vào nhằmtăng năng suất, chất lượng, giảm sức lao động và nâng cao hiệu quả sản xuất,tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

“Hiện nay, xu hướng làm nhà cổ đang quay trở lại, tạo điêùkiện thuận lợi cho nghề mộc ở Phúc Lộc phát triển. Tuy nhiên một thực tế đángbuồn là lứa thợ trẻ lại thích làm mộc gia dụng và không mấy mặn mà với nghềdựng nhà kiểu cổ.

Cả phường Ninh Phong chỉ còn hơn chục hộ duy trì và theo đuôỉnghề mộc truyền thống của các cụ xưa để lại. Nếu không có giải pháp duy trì vàphát triển, nghề mộc làm nhà kiểu cổ sẽ có nguy cơ bị mai một, thất truyền” -ông Trụ nói. Đó không chỉ là trăn trở của lớp thợ mộc nay đã ở cái tuổi “xưanay hiếm” ở làng nghề Phúc Lộc mà còn là những băn khoăn, lo lắng của chínhquyền địa phương.

Được biết, để nghề mộc phát triển bền vững, những năm quathành phố Ninh Bình đã quan tâm xây dựng, quy hoạch khu làng nghề tập trung,đảm bảo vệ sinh môi trường, tránh tiếng ồn trong khu dân cư. Năm 2006, làngPhúc Lộc được UBND tỉnh công nhận làng nghề cấp tỉnh và trên mảnh đất NinhPhong đã có 6 thợ mộc được công nhận là nghệ nhân.

Chính điều này đã tạo độnglực quan trọng cho nghề mộc phát triển và trở thành nghề thủ công mang lại thunhập chính cho người dân nơi đây. Trên địa bàn phường hiện có 124 hộ dân vànhiều doanh nghiệp tham gia làm nghề mộc. Giá trị sản xuất hàng năm từ làngnghề đạt gần 200 tỷ đồng, giải quyết việc làm thường xuyên cho trên 1.200 laođộng với thu nhập từ 4,5-7 triệu đồng/người/tháng.

Theo ông Bùi Ngọc Kiên, Chủ tịch UBND phường Ninh Phong,trải qua những thăng trầm của lịch sử, làng nghề mộc Phúc Lộc được lưu truyềnqua các thế hệ và không ngừng phát triển, nhân rộng trên địa bàn phường NinhPhong, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội ở địa phương phát triển. Tuy nhiên,do đi sau nên sản phẩm mộc gia dụng hiện nay của Phúc Lộc gặp khó khăn khi cạnhtranh với các sản phẩm nổi tiếng của La Xuyên, Đồng Kỵ... Trong khi thế mạnhnghề mộc truyền thống ở Phúc Lộc là làm nhà kiểu cổ không còn nhiều hộ duy trì.

Chính vì vậy, trong thời gian tới định hướng của Đảng ủy, chính quyền phường làkhuyến khích nhân dân tiếp tục duy trì nghề mộc dân dụng, đáp ứng tốt nhu câùcủa người dân trên địa bàn; đồng thời đẩy mạnh đào tạo nghề bằng nhiều hìnhthức, vực dậy nghề làm nhà truyền thống. Việc phát triển nghề dựng nhà kiểu cổcó ý nghĩa rất quan trọng, không những gìn giữ giá trị tinh hoa làng nghề mà tổtiên đã để lại mà còn giúp nghề mộc ở Ninh Phong phát triển bền vững trong thơìkỳ hội nhập.

Giáng Hương

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/gin-giu-tinh-hoa-lang-nghe-moc-phuc-loc-2019012909241954p3c24.htm