Gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc: Cách làm ở Cao LộcTin khácPhát huy vai trò công tác tuyên giáo, tạo đồng thuận xã hôịSáng mãi truyền thống 'uống nước nhớ nguồn'

Là địa bàn có trên 90% người dân tộc thiểu số, huyện Cao Lộc sở hữu một kho tàng văn hóa phong phú và độc đáo. Những năm qua, các cấp ủy, chính quyền huyện đã tích cực bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua đó, góp phần nâng cao đời sống tinh thần của Nhân dân, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của quê hương.'Huyện Cao Lộc là một trong những địa bàn tiêu biểu của tỉnh đã có nhiều hoạt động, giải pháp tích cực để khơi dậy, bảo tồn và phát huy vốn DSVH dân tộc, đặc biệt là việc giáo dục bản sắc văn hóa truyền thống trong thế hệ trẻ. Từ đó, góp phần quảng bá ngày càng sâu rộng hình ảnh, vị thế, tiềm năng văn hóa, du lịch của tỉnh'.

Đến Cao Lộc, nhất là vào dịp diễn ra ngày hội văn hóa – thể thao tại xã Hải Yến (ngày 28 tháng Giêng hằng năm) hoặc lễ hội Ba Sơn, xã Xuất Lễ (ngày 6/2 âm lịch)…, chúng ta dễ dàng thấy người đi trảy hội đều mặc trang phục dân tộc truyền thống. Tại các lễ hội còn có những sạp hàng bày bán trang phục, những tấm vải dệt hay những chiếc túi thêu được làm thủ công… tạo nên bức tranh văn hóa đẹp mắt.

Chị Chu Thị Do, thôn Tồng Riềng, xã Hải Yến cho biết: Hiện nay, người Nùng Phàn Sình chúng tôi vẫn giữ được nét văn hóa của dân tộc mình, từ trang phục, tiếng nói, đến phong tục, tập quán. Hằng ngày, từ già đến trẻ đều mặc trang phục dân tộc và việc may, thêu trang phục truyền thống của chúng tôi vẫn luôn được gìn giữ.

Các đại biểu tham quan gian hàng trưng bày sản vật và không gian văn hóa các dân tộc huyện Cao Lộc tại Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Cao Lộc khóa XXI

Các đại biểu tham quan gian hàng trưng bày sản vật và không gian văn hóa các dân tộc huyện Cao Lộc tại Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Cao Lộc khóa XXI

Bà Hoàng Thị Phương Huệ, Trưởng Phòng Văn hóa – Thông tin huyện Cao Lộc cho biết: Nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa (DSVH) truyền thống của các dân tộc trên địa bàn, những năm qua, phòng tích cực tham mưu cho UBND huyện xây dựng kế hoạch thực hiện Nghị quyết 25 ngày 31/8/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Bảo tồn và phát huy giá trị DSVH tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2016 – 2020”. Đồng thời phòng chú trọng phối hợp tuyên truyền đến các tầng lớp Nhân dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc bảo tồn các DSVH truyền thống, đặc biệt là tuyên truyền về Luật DSVH; chú trọng sưu tầm, phục dựng, truyền dạy, phát huy giá trị các DSVH…

Được sự chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền huyện, từ năm 2016 đến nay, các cơ quan, đơn vị liên quan ở huyện đã tổ chức trên 150 cuộc biểu diễn văn hóa, văn nghệ, thực hiện tuyên truyền trên 300 tin, bài về công tác bảo tồn DSVH; từ năm 2017 đến nay, huyện đã tổ chức được 1 lớp hát sli, 1 lớp múa sư tử mèo với 63 học viên tham gia.

Các cấp, ngành liên quan ở huyện cũng luôn quan tâm và tạo điều kiện thành lập các CLB, đội văn nghệ truyền thống. Đến nay, huyện đã thành lập được 5 CLB bảo tồn dân ca và duy trì 13 đội văn nghệ quần chúng, 16 đội múa sư tử ở cơ sở. Đặc biệt, toàn huyện có trên 30 lễ hội, trong đó có lễ hội đền Mẫu Đồng Đăng, hội Chùa Bắc Nga… Các lễ hội đều gìn giữ được những nét bản sắc văn hóa riêng như: võ cổ truyền, múa sư tử, các làn điệu sli, then… Mặt khác, tại các sự kiện lớn của huyện, tỉnh, huyện đều tổ chức trưng bày không gian văn hóa các dân tộc và các sản vật, đặc sản, món ăn, vật dụng truyền thống trong sinh hoạt và lao động sản xuất, trang phục đặc trưng của mỗi dân tộc.

Nét nổi bật trong bảo tồn DSVH của huyện đó là công tác giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ thông qua việc mặc trang phục dân tộc truyền thống và thành lập các CLB hát dân ca, múa sư tử mèo… ở các trường học. Hiện nay, Cao Lộc có 17 trường học tiêu biểu trong công tác bảo tồn DSVH truyền thống như: Trường Tiểu học xã Hải Yến, Trường Tiểu học thị trấn Đồng Đăng, Trường THCS xã Gia Cát… Cô Nông Thị Thủy, Hiệu trưởng Trường THCS xã Hải Yến cho biết: Với 100% học sinh là người dân tộc thiểu số, hằng năm, nhà trường đặt may trang phục dân tộc làm đồng phục để học sinh mặc đến trường. Cùng đó, nhà trường duy trì hoạt động của CLB múa sư tử mèo… Các hoạt động này nhằm giáo dục cho học sinh về giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Nhờ những nỗ lực đó, hiện nay, Cao Lộc đã có 3 di sản được công nhận là DSVH phi vật thể cấp quốc gia gồm: Thực hành then, Hát sli và Múa sư tử mèo. Huyện cũng đã có 1 nghệ nhân được phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân” và 2 nghệ nhân được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” do có nhiều cống hiến, góp phần tích cực trong bảo tồn và phát huy giá trị các giá trị DSVH.

Ông Phan Văn Hòa, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

TUYẾT MAI

PHƯƠNG DUNG

Nguồn Lạng Sơn: https://baolangson.vn/van-hoa/438234-gin-giu-va-phat-huy-ban-sac-van-hoa-cac-dan-toc-cach-lam-o-cao-loc.html