Giống kỳ nhông khổng lồ, dễ thương Axolotls trước nguy cơ biến mất

Giống kỳ nhông khổng lồ, dễ thương Axolotls đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi ô nhiễm môi trường và đô thị hóa.

 Cuộc sống của kỳ nhông Axolotls đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi ô nhiễm môi trương và đô thị hóa. Ảnh: Shutterstock

Cuộc sống của kỳ nhông Axolotls đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi ô nhiễm môi trương và đô thị hóa. Ảnh: Shutterstock

Khi người Aztec định cư tại thung lũng Mexico (ngày nay là thành phố Mexico) vào thế kỷ 13, họ tìm thấy một con kỳ nhông có kích thước lớn sống trong hồ xung quanh hòn đảo nơi họ xây dựng thủ đô Tenochtitlán. Họ quyết định gọi nó là "axolotl" theo tên Xolotl, vị thần của lửa và sét.

Axolotls (Ambystoma mexicanum) là loài lưỡng cư thuộc chi sống đơn lẻ của họ Ambystomatidae. Loài vật này có chiều dài trung bình là 20cm, cá biệt có một số con dài tới 30cm. Trong điều kiện nuôi nhốt, chúng sống trung bình từ 5 đến 6 năm, nhưng có một số con đã sống được tới tận 17 năm.

Axolotls hoang dã chỉ sống ở những vùng đầm lầy còn sót lại của hồ Xochimilco và các kênh dẫn đến hồ này ở rìa phía Nam của thành phố Mexico. Axolotls cũng từng sống ở hồ Chalco, nơi mà người Aztec cổ đại từng định cư.

Tên của Axolotls được đặt theo Xolotl, tên của vị thần lửa và nước. Ảnh: Shutterstock

Các quy định không nghiêm ngặt về xử lý chất thải kém đi kèm với phát triển du lịch ở thành phố Mexico đồng nghĩa với việc rác thải, nhựa, kim loại nặng và hàm lượng amoniac cao tràn ra từ các nhà máy xử lý chất thải làm tắc nghẽn các con kênh nơi kỳ nhông sinh sống.

Axolotls đã trở thành một trong những loài kỳ nhông nổi tiếng nhất thế giới nhờ sự dễ thương và dễ chăm sóc của chúng. Gần đây nó còn được săn đón nhiều trong trò chơi trực tuyến nổi tiếng Minecraft và Fortnite. Khả năng tái tạo các bộ phận cơ thể phi thường của sinh vật này đã khiến chúng trở thành đối tượng nghiên cứu thú vị của các nhà khoa học. Nhưng tại quê hương của chúng ở Mexico, Axolotls đang dần biến mất nhanh chóng.

Với sự phối hợp của Chính phủ Mexico, các nhà khoa học, nông dân và các tổ chức phi lợi nhuận đang ngày càng nỗ lực khôi phục môi trường sống của loài kỳ nhông Axolotls. Các tổ chức cũng đang tạo điều kiện cho những khách du lịch quan tâm có thể nhìn thấy kỳ nhông trong môi trường sống tự nhiên của chúng với số tiền thu được sẽ được dành cho các hoạt động bảo tồn.

Linh Trang (Live Science)

Nguồn Tiêu Dùng: https://tieudung.giadinhonline.vn/giong-ky-nhong-khong-lo-de-thuong-axolotls-truoc-nguy-co-bien-mat-d4350.html